Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Hướng dẫn các mẹ tập mewing cho bé để mũi cao ngay từ nhỏ

  • wishbone 64 người đã xem
    vi 19 tuổi 2 tháng

Hiện trên mạng xã hội đang xôn xao về phương pháp mewing có thể giúp cải thiện khuôn mặt lệch cũng như làm mũi cao hơn. Đã có rất nhiều người làm theo phương pháp này và có cải thiện rõ rệt đối với vẻ bề ngoài.
“Mewing” là tên gọi của thuật ngữ PROPER TONGUE POSTURE do giáo sư Mike Mew phát triển để chỉ cách đặt lưỡi trên vòm miệng đúng. Mewing đại diện cho trường phái Orthotropics với các bài tập điều chỉnh tư thế khuôn mặt và miệng giúp thay đổi cấu trúc xương, đường viền hàm dưới đẹp hơn mà không cần phẫu thuật. Trong đó có 2 lợi ích chính sau:
Nâng cao phần xương sống mũi: Một chiếc mũi đẹp và thanh tú giúp bạn cải thiện gương mặt rất nhiều, không những vậy, còn giúp mở rộng đường thở của bạn.
Nâng cao xương hàm: xương hàm nâng lên giúp gương mặt của bạn trông thon gọn hơn, hàm trước không bị hô ra ngoài và mắt trông sâu hơn.
Phương pháp tập mewing đơn giản như sau:
Bước 1: Xác định vị trí đặt lưỡi ngay phần phía sau răng cửa, vì đầu lưỡi là phần dễ cảm nhận nhất.
Bước 2: Kéo căng môi (hai hàm không cần thiết chạm vào nhau).
Bước 3: Nuốt nước bọt để đảm bảo toàn bộ lưỡi bạn dính chặt vào hàm trên.
Bước 4: Khép môi lại và giữ vị trí đó tầm 20 - 30 phút.

Mewing sẽ mất khá nhiều thời gian của bạn để đạt được kết quả, khoảng sau 1-2 tháng thực hiện thì kết quả mới dần xuất hiện trên gương mặt của bạn.
Phương pháp mewing áp dụng cho mọi đối tượng, phương pháp này được thực hiện sớm càng tốt. Nếu có thể, tư thế lưỡi đúng nên được dạy từ khi còn là một đứa bé, để có thể quen dần và thích nghi.
Nhưng nếu bạn đã là thanh thiếu niên hoặc người lớn thì phương pháp này vẫn mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Mewing thậm chí có thể áp dụng cho cã trẻ em và người cao tuổi.
Phương pháp Mewing rất dễ tập, thế nhưng nếu tập mewing không đúng cách trong thời gian dài có thể mang đến những ảnh hưởng không mong muốn như làm lệch mât hay đau nhức cơ hàm. Vì thế những người mới tập cần lưu ý khi phương pháp này, các bạn có thể xem thêm những sai lầm thường gặp khi tập mewing link dưới đây để tránh những sai lầm có thể gặp phải nhé.

  • Chủ đề hot



 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018