Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mỗi lần nhìn con nôn trớ là sốt ruột lắm các mom ạ. Cách trị Nôn trớ ở trẻ nhỏ

  • Mẹ chip 1,556 người đã xem
    Chíp 5 tuổi 8 tháng

1. CHIA KHẨU PHẦN SỮA (SỮA MẸ/SỮA CÔNG THỨC) THÀNH NHIỀU BỮA
Cách này đơn giản nhưng các mẹ cần lưu ý khi cho trẻ bú ít trẻ có thể chỉ nhận được sữa đầu (chủ yếu cung cấp protein) mà không nhận được sữa cuối (cung cấp nhiều lipid).

Để khắc phục điều này bà mẹ có thể vắt bớt sữa đầu (sử dụng phương pháp bảo quản để cho trẻ uống sau) để đảm bảo trẻ nhận được cả sữa đầu và sữa cuối mỗi bữa ăn của trẻ.

2. BẾ TRẺ Ở TƯ THẾ ĐẦU CAO
Đây là biện pháp nhiều mẹ biết và sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc bế trẻ ở tư thế đầu cao không hẳn đã tránh được việc trẻ nôn trớ do trong khi bú (kể cả bú mẹ hay bú bình) trẻ đã nuốt phải một lượng hơi vào trong dạ dày của trẻ.
Lượng không khí đã làm tăng thể tích chất lỏng và có xu hướng được đẩy lên trên dạ dày. Do đó, bên cạnh việc bế trẻ tư thế đầu cao, các mẹ mẹ cần đẩy hơi ở dạ dày của trẻ ra ngoài trước khi đặt trẻ nằm.

Cách làm: Mẹ cần bế ép bụng trẻ lên vai mình cho đến khi nghe thấy tiếng “ợ” được phát ra.

3. SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG NÔN TRỚ
Bản chất của thuốc chống nôn trớ là giảm co bóp cơ trơn dạ dày, hạn chế nôn trớ. Thuốc chống nôn trớ không nên sử dụng quá 3 lần trong một ngày (trong khi trẻ ăn rất nhiều bữa). Do đó, các mẹ chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự cho trẻ uống theo lời khuyên của bạn bè, người thân không có chuyên môn để tránh những tác dụng không mong muốn.
4. CHUYỂN CHẾ ĐỘ ĂN TỪ LỎNG SANG ĐẶC
Một số mẹ có con dưới 6 tháng tuổi nhưng vẫn nôn trớ nên đã vội vàng chuyển sang chế độ ăn đặc hoặc bán đặc như bột/cháo. Điều này có thể giúp cho trẻ giảm được nôn trớ, tuy nhiên đối với trẻ dưới 6 tháng, bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa phát triển, lượng men amilase trong dạ dày chưa đủ để tiêu hóa hết lượng tinh bột trong thức ăn đặc hoặc bán đặc sẽ gây ra những vấn đề tiêu hóa, thậm trí trẻ có thể bị nghẹn do thức ăn đặc hoặc bán đặc.
5. SỬ DỤNG TINH BỘT
Một số mẹ sử dụng bột yến mạch hay bột ngô hòa với sữa công thức dành cho trẻ nhằm hạn chế nôn trớ. Thực chất biện pháp này đã tồn tại nhiều thập kỷ qua ở các nước phương Tây.

Tuy nhiên, chúng vẫn còn một số hạn chế như lượng bột làm đặc sữa gây tắc núm vú, độ đặc của sữa làm trẻ khó nuốt đặc biệt với trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, lượng tinh bột cho vào một cách tùy ý có thể làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng của sữa đã được nghiên cứu tối ưu thậm chí hạn chế quá trình cơ thể hấp thu các vi chất dinh dưỡng.

  • Chủ đề hot


 ●
Là chủ đề hot nhất hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bỏ ti mẹ: bé quen bú bình, đầu ti me tụt, nhỏ quá, to quá, sữa mẹ xuống ko đều(nhiều quá, ít quá), mẹ mệt mỏi vì kích sữa... Nếu chẳng may bé ko chịu ti mẹ, thì mẹ cứ yên tâm kích sữa, giãn cữ xong xuôi đi. Sẽ nhanh thôi, miễn sao mẹ chuẩn bị tâm lý vững vàng, quyết tâm cho bé ti mẹ trở lại. Để tập cho bé ti mẹ trở lại, các mẹ phải kiên nhẫn, tin vào bản năng của mình, và của chính con mình: "Đói là phải ăn". Tuy nhiên tuyệt đối ko đc ép bé ti mẹ để bé có tâm lý "ám ảnh" sợ ti mẹ nhé. Cách làm cụ thể như sau: - Ngưng hẳn ko cho bé bú bình, để bé thực sự đói, mẹ thử bóp đầu ti rỉ ít sữa mẹ ra, đưa lại gần môi bé, theo dõi phản ứng của bé, lặp lại vài lần như thế, nếu con vẫn ko chịu ti mẹ thì đút sữa bằng thìa cho bé, chỉ cần vài thìa thôi để coi như bé đỡ đói chút thôi. tiếp tục âu yếm, bế nựng bé dù bé có khóc đòi bình. nếu bé vẫn khóc lặp lại quy trình trên. - Tuyệt đối ko cho bé ti giả trong giai đoạn này. - Bé sẽ đủ no, nhưng bé vẫn có nhu cầu đc mút ti, hãy kiên nhẫn chờ đợi, sẽ đến thời điểm bé sẵn sàng để đc mút ti mẹ. - Để biết bé đã muốn ti mẹ lại hay chưa, mẹ hãy chủ động liên tục gần bé, âu yếm bé, nếu bé đã sẵn sàng bé sẽ chủ động tìm ti mẹ, nếu chưa, mẹ hãy lặp lại quá trình này vào những lần sau. Cũng như kích sữa, bí quyết thành công vẫn là sự "kiên trì" . Phải xác định là bé rất "ghê ghớm", bé sẽ biết phản ứng lại, đòi hỏi thứ mình muốn. mẹ hãy xác định tâm lý trc cùng gia đình để cả nhà cùng chiến đấu với con. Đừng vì lo sợ con đói mà thương con quá, nhét cho con 1 cữ bình là coi như thời gian mấy tiếng trc đó thành công cốc đó nha! -Bé ti mẹ có nhiều lợi ích: đêm hôm mẹ đỡ phải vất vả vắt sữa, hâm sữa...mẹ hạn chế đc tình trạng tắc tia sữa, sữa ấm nóng, khả năng sản sinh kháng thể cao hơn, gia tăng tình cảm mẹ con nữa... vì thế cố gắng tập đi các mẹ nhé! ko bao giờ là muộn cả!
14 bình luận / 28/08/2018



 ●
LỊCH BÚ HÀNG NGÀY CỦA BÉ MẸ CẦN BIẾT Bao lâu thì cho bé bú một lần? Không biết bé con nhà mình đã bú đủ chưa? Là những băn khoăn của các mẹ sữa lần đầu nuôi con nhỏ. Trên thực tế, khoảng cách giữa các cữ bú của mỗi mẹ và bé sẽ khác nhau, và lịch bú được xem là bình thường cũng chênh lệch khá rộng. Một số bé có thể bú suốt ngày, không đơn thuần chỉ vì đói mà bởi bé thích điều đó, hoạt động bú mút làm bé cảm thấy dễ chịu, an toàn; trong khi một số bé khác chỉ bú khi đói. Khoảng 24h đầu tiên khi chào đời, bé có thể cần ngủ nhiều hơn ăn. Sau đó thì khoảng thời gian điển hình của các cữ bú sẽ là như sau, mẹ cùng tham khảo nhé: ? Từ 1 - 7 tuần tuổi: Bé bú khoảng 8-12 lần/ngày, mỗi cữ cách nhau 2-3 giờ. Đừng cảm thấy lịch cho bú này là quá nhiều, bởi lúc này dạ dày của bé còn nhỏ, khả năng lưu trữ và hấp thụ rất thấp, mỗi lần bú ít nên cần phải bú thường xuyên để bé được no. ?Từ 2-5 tháng tuổi: Bé bú 7-9 lần/ngày, mỗi cữ cách nhau 2,5-3,5 giờ. Khi hoạt động bú của bé đã tốt hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn thì khoảng cách giữa các cữ bú cũng giãn ra. ?Từ 6 tháng tuổi trở lên: Bé bú 4-5 lần/ngày, mỗi cữ cách nhau 5-6 giờ. Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu ăn dặm xen kẽ các cữ bú. Nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất nên mẹ vẫn phải duy trì lịch bú này cho bé. Nếu mẹ hút sữa ra cho bé tập bú bình thì có thể lưu ý lượng sữa cần thiết theo từng độ tuổi dưới đây cho bé: ? Từ 0-1 tháng tuổi: Bé bú 70-90ml/lần, lượng sữa cần bú một ngày khoảng 560ml-700ml/ngày. ? Từ 1-6 tháng tuổi: Bé bú khoảng 750ml/ngày, chia ra 7-8 cữ mỗi lần. ? Từ 6 tháng tuổi trở đi: Bé bú khoảng 700-900ml/ngày, bé sẽ bú ít lại khi bắt đầu ăn dặm. Lưu ý khi cho trẻ bú bình: vì dòng sữa chảy từ núm bình nhanh hơn rất nhiều so với khi bú mẹ, dẫn đến tình trạng bé phải bú quá nhiều hơn so với lượng sữa bé cần. Để giúp bé có được lượng sữa vừa phải trong mỗi cữ bú thì mẹ hãy cho bé bú từ từ và có khoảng nghỉ ngắn để bé có thể thể hiện cho mẹ biết là bé đã bú đủ chưa. Khi trẻ bắt đầu ăn nhiều thức ăn rắn hơn sẽ ít bú sữa mẹ hơn. Gần tới thời điểm 1 tuổi thì bé có thể sẽ chỉ bú sữa khoảng 3 tới 4 lần mỗi ngày. Khi bé đã qua mốc 1 tuổi, mẹ vẫn hoàn toàn có thể cho bé bú nếu cả mẹ và bé đều muốn tiếp tục. Mặc dù bé hấp thụ hầu hết dinh dưỡng từ các thức ăn rắn nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp calo, các thành phần giúp tăng cường miễn dịch, vitamins và enzym rất tốt cho bé đó mẹ ạ! Trên đây chỉ là thông tin về lượng sữa, thời gian các cữ bú phổ biến để mẹ tham khảo, tuy nhiên cơ địa và khả năng hấp thụ của mỗi bé hoàn toàn khác nhau nên mẹ đừng quá ép bé khi bé tỏ ra không vui với việc đó, điều này có thể dẫn đến khả năng biếng ăn, sợ bú của trẻ. Đặc biệt khi bé bước vào giai đoạn lẫy, bò, mọc răng, hay tò mò với thế giới xung quanh có thể bú ít hơn bình thường thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé ? -ST-
2 bình luận / 10/11/2018