Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹo trị ho đờm cho bé từ các bài thuốc dân gian!!!!

  • Xuka xuka 120,979 người đã xem
    Bắp cải 5 tuổi 8 tháng

1. CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN
Hãy cùng tìm hiểu 6 mẹo trị ho đờm vô cùng an toàn, lành tính với các loại cây củ vườn nhà.
Thứ nhất, chữa ho đờm bằng hành tây đường phèn.
Hành tây có chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn mạnh, tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella.
Ở phương Tây, hành tây không chỉ là một món ăn ngon mà còn là vị thuốc trị ho lâu đời, được sử dụng phổ biến, vừa hiệu quả, lại rất lành tính.
Tại Việt Nam, việc sử dụng hành tây trong các bài thuốc dân gian giúp trẻ dễ long đờm, giảm đau họng và trị ho rất hiệu nghiệm.
Sau đây, Mình xin hướng dẫn cách chữa ho đờm bằng hành tây đường phèn:
- Nguyên liệu: Hành tây 1/2 củ, đường phèn 20g.
- Cách thực hiện:
Hành tây đem bóc vỏ, thái lát mỏng cho vào chén rồi cho đường phèn đã đập dập vào trộn lẫn. Hấp cách thủy khoảng 30 phút.
Khi hỗn hợp thuốc trị ho này còn ấm, chắt lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.
Ngoài ra, với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể sử dụng nước ép hành tây thành nước sau đó thêm một ít chanh, mật ong, để ngăn mát và cho bé uống. Uống mỗi ngày 2-3 lần sẽ làm cho bé nhanh hết đờm.

Thứ hai, bắp cải trị ho đờm hiệu quả, an toàn.
- Trong bắp cải có chứa nhiều hợp chất sulfur, có tác dụng làm loãng đờm. Do vậy, bắp cải có thể giúp đường thở trở nên thông thoáng. Trong trường hợp đờm quá đặc, bắp cải sẽ giúp làm lỏng đờm và dễ tống xuất qua phản xạ ho.
- Sử dụng bắp cải trị ho đờm rất an toàn, cách này có thể áp dụng với cả trẻ sơ sinh. Mẹ chỉ cần nấu cháo bắp cải cho trẻ ăn dặm, hoặc với trẻ lớn hơn mẹ hầm bắp cải với xương và cho bé ăn.
- Ngoài ra, do chứa nhiều vitamin C nên nó giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, nhanh chóng đẩy lùi những cơn ho và giúp tiêu đờm. Bắp cải giàu vitamin C. Hàm lượng của vitamin C chứa trong 200 gam bắp cải là gấp hai lần vitamin C chứa trong cam.

Thứ ba, mật ong gừng quất.
- Hấp cách thủy mật ong, gừng và quất thái lát. Mỗi lần hâm nóng lại 1-2 muỗng canh uống vào sáng và tối.
- Mẹ chỉ cần lấy một miếng gừng nhỏ, 2 trái quất đem cắt nhỏ bỏ hạt, vài thìa mật ong và trộn đều hỗn hợp hấp cách thủy. Uống khoảng 3 - 4 lần/ ngày.
*Cách này trị đờm và ho rất hiệu quả cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Thứ tư, cam và rượu vang
- Đây là cách được ít sử dụng, tuy nhiên, cũng rất hữu ích để làm giảm đờm. Mẹ xắt cam thành từng lát, đem ngâm với rượu vang qua đêm.
Sau đó, lấy miếng cam nấu mềm vào cho bé ăn sẽ giúp loại trừ đờm rất tốt.. Cách làm này không chỉ giúp giảm đờm mà còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin C cần thiết.
* Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho bé trên 3 tuổi vì rượu vang không tốt cho trẻ trẻ.

Thứ năm, húng chanh
- Húng chanh là loại rau thơm rất quen thuộc, được trồng rộng rãi khắp nơi. Lá húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trị ho.
- Húng chanh kết hợp với quất, đường phèn… thường dùng làm thuốc chữa ho trẻ em, bệnh đường hô hấp, viêm họng.
* Cách chữa ho đờm bằng lá húng chanh:
- Nguyên liệu: 15-16 lá húng chanh, 4-5 quả chất xanh, đường phèn.
- Cách làm: Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1-2 lần/ngày đến khi hết ho.

Thứ sáu, nước chanh mật ong.
- Chanh là loại quả có nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là trị đờm và các dịch nhày. Vitamin C có trong quả chanh còn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Mẹ có thể thực hiện bài thuốc này đơn giản bằng cách:
- Pha nước chanh với chút mật ong trong một cốc nước ấm. Khuấy đều và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Cách làm này giúp làm dịu cổ họng và loại bỏ đờm trong thời gian ngắn.
* Lưu ý phương pháp dùng nước chanh mật ong trị ho đờm chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi.

Trên đây là 6 mẹo trị ho đờm an toàn cho trẻ từ những nguyên liệu đơn giản từ vườn nhà.

2. TẮM GỪNG CHO BÉ
- Gừng rất nóng nên chỉ lấy một mẩu nhỏ cỡ ngón tay cái rửa sạch và giã nát , rồi đun sôi sau đó để 2-3 giờ trước khi pha nước cho bé tắm, hiệu quả gấp nhìu lần việc đun sôi rồi pha cho bé tắm liền.
- Đối với trẻ sơ sinh cần phải tắm sớm lúc 10h-11h hoặc 2-3h chiều . Còn đối với trẻ lớn hơn hoặc trên 1 tuổi thì không cần thiết, vì trẻ nô đùa ra nhìu mồ hôi mà lại đi tắm thì bé càng lâu khỏi hơn. Tầm 4h30- 5h30 đợi bé ráo mồ hôi rồi hãy pha nước gừng tắm cho bé.
- Nước gừng giúp cơ thể bé ấm hơn nên các mẹ tắm hàng ngày mỗi khi con cảm để bé nhanh khỏi, không phải kiêng tắm đâu nhé , duy trì 3-4 ngày tắm gừng liên tục, con sẽ khoẻ và ít bị cảm trở lại
- Các mẹ nên thoa thêm dầu tràm vào gang bàn chân cho bé xoa xoa để dầu thấm vào da và giữ ấm cho bé sau khi tắm xong nhé.
Lưu ý tắm gừng có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi nhé các mẹ.
Mùa lạnh sắp tới rồi. Em chia sẻ kinh nghiệm của mình , hy vọng các mẹ áp dụng hiệu quả để phòng ngừa và điều trị cảm ho cho bé mà không cần dùng tới thuốc.

Bình luận hay nhất
  • Chủ đề hot




 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018