Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

7 mẹo 'cứu' bé nhanh chóng khỏi đau vì mọc răng

  • Diệu Trần 374,167 người đã xem
    Tin Tin 6 tuổi 3 tháng

Trẻ mọc răng thường đau lợi, biếng ăn, hay quấy khóc, sốt,... khiến mẹ vô cùng lo lắng. Hãy thử ngay những “chiêu” dưới đây để giúp bé chóng khỏi. Nhìn trẻ mọc răng biếng ăn, đau nhức nướu lợi, quấy khóc đêm ngày,... hẳn là mẹ nào cũng rất “xót ruột”. Những mẹo dưới đây sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề này nhanh chóng: Lau khô nước dãi Các bé đang thời kì mọc răng thường chảy nước dãi rất nhiều. Để phòng ngừa kích ứng, viêm da, vi khuẩn xâm nhập khiến cơn đau của bé trầm trọng thêm, hãy dùng một miếng vải nhỏ mềm, sạch để lau cằm cho bé thường xuyên. Dùng dầu dừa Bên cạnh việc lau nước dãi cho bé, hãy làm mềm làn da vùng môi và cằm bé bằng dầu dừa để ngăn chặn việc da bị ướt vì nước bọt. Việc này sẽ giúp bé ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, tránh cho bé khỏi viêm nhiễm. Cho bé bú mẹ Sữa mẹ là nguồn chứa dồi dào chất tăng cường hệ miễn dịch thuốc giảm đau tự nhiên giúp bé chống lại những cơn đau nhức vì mọc răng. Mẹ có thể thấy em bé kêu gừ gừ khi bú vì việc chuyển động cơ miệng cũng làm xoa dịu hàm nướu của bé, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Cho bé gặm thức ăn rắn Nếu bé đang tập ăn thức ăn thô, hãy cho bé món gì đó lành mạnh để bé gặm, cách này giảm đau nhức rất tốt. Món ăn lí tưởng cho các bé mọc răng gặm là những miếng táo, cà rốt hoặc dưa chuột cắt nhỏ. Dứa giàu enzyme bromelain có tác dụng chống viêm hiệu quả, giảm nhanh các triệu chứng sưng, nhức ở cơ thể, lại nhiều vitamin C và dễ tiêu hóa nên cũng là trái cây thích hợp cho bé nhấm nháp. Tránh cho bé gặm những món chứa nhiều đường, dễ làm vi khuẩn sinh sôi trong miệng và dẫn đến sâu răng, kể cả khi bé mới mọc rất ít răng. Nên nhớ là luôn túc trực ở bên bé để đề phòng bé bất chợt bị hóc, nghẹn. Cho bé ăn thức ăn mát Vùng nướu của bé đang bị nóng và sưng phồng nên những món đồ ăn mát có tác dụng xoa dịu sự khó chịu rất tốt. Nếu bé chưa đủ khả năng để nhấm nháp những món đồ ăn mát như hoa quả ướp lạnh cắt miếng, hãy cho bé uống nước ép trái cây tươi. Sữa lạnh cũng là món ăn làm giảm đau mà lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho các em bé thời kì mọc răng vốn đang rất chán ăn. Làm phân tán tư tưởng Đôi khi, việc thay đổi không khí, hoạt động quanh bé cũng giúp bé quên đi cơn đau đang “hành hạ”. Hãy thử cho bé đi tắm – làn nước ấm có thể vỗ về, xoa dịu và xua tan sự tập trung chú ý của bé vào vấn đề mọc răng. “Dụ” bé vào một trò chơi mới cũng khiến bé “ham vui” mà quên mất đau nhức. Mát-xa vùng nướu của bé Bố mẹ có thể dùng ngón tay đã rửa sạch kĩ càng bằng xà phòng và nước ấm của mình để ấn nhẹ nhàng vào vùng nướu của bé để làm dịu cơn đau. Bạn cũng có thể để con gặm, cắn ngón tay của mình nhưng cần chuẩn bị tinh thần vì rất có thể bé sẽ cắn khá đau, kể cả khi răng chưa mọc lên được chiếc nào.

  • Chủ đề hot



 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018