Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

3 cách chữa sâu răng ngay tại nhà, nguyên liệu có sẵn ngay trong bếp

  • wishbone 64 người đã xem
    vi 19 tuổi 1 tháng

Hiện nay tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp nên mọi người dân cần tránh ra đường tiếp xúc với nhiều người nhất có thể để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Thế nhưng nếu chẳng may trong nhà có thành viên bị sâu răng nhưng chưa có thời gian đến phòng khám nha khoa để các bác sĩ kiểm tra, mọi người cũng không cần quá lo lắng vì đã có 3 mẹo chữa sâu răng đơn giản ngay tại nhà sau đây.
Chườm lạnh và dùng chanh tươi
Chườm lạnh không có công dụng ngăn chặn và điều trị bệnh sâu răng. Tuy nhiên, đây là phương pháp giảm đau nhanh chóng và có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Người bệnh sâu răng đặc biệt bị ám ảnh bởi những cơn đau dày vò. Đau răng khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, mất tập trung làm việc, ăn uống không ngon miệng, về lâu dài ảnh hưởng đến thể chất và cả tinh thần người bệnh.
Lấy một túi đá lạnh bọc trong khăn mềm để chườm lên má trong vòng 15 – 20 phút, nhanh chóng bạn sẽ cảm thấy cơn đau dịu lại rất nhanh. Nên chườm 15 phút, nghỉ 15 phút, không nên chườm liên tục. Trường hợp không có đá kịp thời, bạn có thể mua đá khô tại các nhà thuốc để chườm khi cần thiết.
Tiếp đó, có thể xuống bếp tìm lát chanh tươi, vắt lấy nước rồi dùng nước chanh tươi nhỏ vào chỗ răng đau cũng giúp giảm bớt cảm giác đau và sát trùng nhẹ. Các chất axit tự nhiên có trong chanh sẽ ngăn chặn, hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.

Nếu cơn đau nhức vẫn còn và chưa thấy thuyên giảm, cần để ý xem tình hình bệnh đã chuyển biến đến đâu để có thể ứng phó kịp thời.
Trị sâu răng tại nhà bằng tỏi
Các hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm trong tỏi đã được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian, trong đó có trị sâu răng. Loại gia vị này an toàn và lành tính với mọi đối tượng, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn đồng thời giảm cơn đau nhức răng cũng rất hiệu quả. Cách sử dụng tỏi như sau:
Cách 1: Ép tỏi tươi lấy nước cốt, đem thấm bông và đắp lên chỗ đau răng để trong vòng 10 – 15 phút.
Cách 2: Thực hiện tương tự như cách 1 nhưng có kết hợp thêm gừng tươi, đắp hỗn hợp lên răng trong khoảng 10 – 15 phút.
Cách 3: Thay gừng bằng muối trắng, giã chung với tỏi tươi, vắt lấy nước cốt thấm lên vùng sâu răng trong khoảng 10 phút.
Dùng tỏi chữa sâu răng có thể sẽ khiến hơi thở có mùi, do đó bạn nên đánh răng thật kỹ và kết hợp thêm nước súc miệng để đảm bảo hơi thở thơm tho.
Súc miệng với nước muối
Chắc hẳn ai cũng biết đến phương pháp súc miệng với nước muối khi gặp phải các vấn đề về răng miệng, trong đó có bệnh sâu răng. Nước muối sẽ giúp làm sạch các vụn thức ăn bám lại sau khi ăn, làm giảm sưng nướu và giúp các tổn thương nhanh phục hồi hơn.
Dung dịch nước muối sinh lý được bán khá phổ biến nên bạn có thể mua và mang theo bên mình. Ngoài ra, tại nhà bạn cũng có thể tự pha dung dịch nước muối loãng. Tuy nhiên, chỉ dùng một lượng muối rất ít, hạn chế dùng nước muối quá mặn.
Lưu ý khi sử dụng các mẹo trị sâu răng tại nhà
Sâu răng thực tế là bệnh rất nguy hiểm, một khi răng đã bị sâu sẽ không thể hồi phục lại như lúc ban đầu và trong gia đình, các bé thường là nạn nhân của bệnh sâu răng.
Ngay khi phát hiện có triệu chứng của bệnh, bạn nên tìm đến một trong các phương pháp kể trên. Tuy vậy, việc áp dụng các mẹo dân gian trong điều trị bệnh cũng có những giới hạn nhất định, bạn đọc cần đặc biệt lưu ý:
+Mẹo dân gian được truyền miệng và chưa được bất kỳ một cơ sở khoa học nào công nhận, do đó hiệu quả điều trị bệnh không thực sự hoàn hảo như lời đồn. Các phương pháp này chỉ có khả năng ngăn ngừa tạm thời sự tiến triển xấu của sâu răng, không thể trị tận gốc và không thể sử dụng thay thế các loại thuốc kê đơn.
+Các bài thuốc trên chỉ phù hợp với tình trạng sâu răng nhẹ, những trường bệnh nặng cần can thiệp các kỹ thuật y khoa tiên tiến để trị tận gốc.
+Công dụng của bài thuốc còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng mỗi người.
+Các dược liệu có thể còn chứa độc tố tự nhiên nên những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh nền mãn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
+Để có hiệu quả, các phương pháp kể trên cần một thời gian nhất định, người bệnh nên kiên trì trong vòng ít nhất 2 tuần.
+Bên cạnh việc dùng mẹo, tuyệt đối không được lơ là trong các bước chăm sóc và vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Hãy lưu lại các mẹo trị sâu răng tại nhà được chia sẻ trên đây vì biết đâu sẽ có lúc bạn cần dùng đến. Trường hợp sâu răng nặng, hãy đến gặp các bác sĩ, nha sĩ để được chẩn đoán thay vì sử dụng thuốc tại nhà. Muốn biết nguyên nhân mọi người có thể xem thêm

  • Chủ đề hot



 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018