Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Lịch bú hàng ngày của bé, mẹ cần biết

  • Mami Thu ⭐️ Blogger
    Vy Sâu đo ⭐️ 5 tuổi 7 tháng

LỊCH BÚ HÀNG NGÀY CỦA BÉ MẸ CẦN BIẾT Bao lâu thì cho bé bú một lần? Không biết bé con nhà mình đã bú đủ chưa? Là những băn khoăn của các mẹ sữa lần đầu nuôi con nhỏ. Trên thực tế, khoảng cách giữa các cữ bú của mỗi mẹ và bé sẽ khác nhau, và lịch bú được xem là bình thường cũng chênh lệch khá rộng. Một số bé có thể bú suốt ngày, không đơn thuần chỉ vì đói mà bởi bé thích điều đó, hoạt động bú mút làm bé cảm thấy dễ chịu, an toàn; trong khi một số bé khác chỉ bú khi đói. Khoảng 24h đầu tiên khi chào đời, bé có thể cần ngủ nhiều hơn ăn. Sau đó thì khoảng thời gian điển hình của các cữ bú sẽ là như sau, mẹ cùng tham khảo nhé: ? Từ 1 - 7 tuần tuổi: Bé bú khoảng 8-12 lần/ngày, mỗi cữ cách nhau 2-3 giờ. Đừng cảm thấy lịch cho bú này là quá nhiều, bởi lúc này dạ dày của bé còn nhỏ, khả năng lưu trữ và hấp thụ rất thấp, mỗi lần bú ít nên cần phải bú thường xuyên để bé được no. ?Từ 2-5 tháng tuổi: Bé bú 7-9 lần/ngày, mỗi cữ cách nhau 2,5-3,5 giờ. Khi hoạt động bú của bé đã tốt hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn thì khoảng cách giữa các cữ bú cũng giãn ra. ?Từ 6 tháng tuổi trở lên: Bé bú 4-5 lần/ngày, mỗi cữ cách nhau 5-6 giờ. Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu ăn dặm xen kẽ các cữ bú. Nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất nên mẹ vẫn phải duy trì lịch bú này cho bé. Nếu mẹ hút sữa ra cho bé tập bú bình thì có thể lưu ý lượng sữa cần thiết theo từng độ tuổi dưới đây cho bé: ? Từ 0-1 tháng tuổi: Bé bú 70-90ml/lần, lượng sữa cần bú một ngày khoảng 560ml-700ml/ngày. ? Từ 1-6 tháng tuổi: Bé bú khoảng 750ml/ngày, chia ra 7-8 cữ mỗi lần. ? Từ 6 tháng tuổi trở đi: Bé bú khoảng 700-900ml/ngày, bé sẽ bú ít lại khi bắt đầu ăn dặm. Lưu ý khi cho trẻ bú bình: vì dòng sữa chảy từ núm bình nhanh hơn rất nhiều so với khi bú mẹ, dẫn đến tình trạng bé phải bú quá nhiều hơn so với lượng sữa bé cần. Để giúp bé có được lượng sữa vừa phải trong mỗi cữ bú thì mẹ hãy cho bé bú từ từ và có khoảng nghỉ ngắn để bé có thể thể hiện cho mẹ biết là bé đã bú đủ chưa. Khi trẻ bắt đầu ăn nhiều thức ăn rắn hơn sẽ ít bú sữa mẹ hơn. Gần tới thời điểm 1 tuổi thì bé có thể sẽ chỉ bú sữa khoảng 3 tới 4 lần mỗi ngày. Khi bé đã qua mốc 1 tuổi, mẹ vẫn hoàn toàn có thể cho bé bú nếu cả mẹ và bé đều muốn tiếp tục. Mặc dù bé hấp thụ hầu hết dinh dưỡng từ các thức ăn rắn nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp calo, các thành phần giúp tăng cường miễn dịch, vitamins và enzym rất tốt cho bé đó mẹ ạ! Trên đây chỉ là thông tin về lượng sữa, thời gian các cữ bú phổ biến để mẹ tham khảo, tuy nhiên cơ địa và khả năng hấp thụ của mỗi bé hoàn toàn khác nhau nên mẹ đừng quá ép bé khi bé tỏ ra không vui với việc đó, điều này có thể dẫn đến khả năng biếng ăn, sợ bú của trẻ. Đặc biệt khi bé bước vào giai đoạn lẫy, bò, mọc răng, hay tò mò với thế giới xung quanh có thể bú ít hơn bình thường thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé ? -ST-

Bình luận hay nhất
  • Chủ đề hot




 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018


 ●
Là chủ đề hot nhất hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bỏ ti mẹ: bé quen bú bình, đầu ti me tụt, nhỏ quá, to quá, sữa mẹ xuống ko đều(nhiều quá, ít quá), mẹ mệt mỏi vì kích sữa... Nếu chẳng may bé ko chịu ti mẹ, thì mẹ cứ yên tâm kích sữa, giãn cữ xong xuôi đi. Sẽ nhanh thôi, miễn sao mẹ chuẩn bị tâm lý vững vàng, quyết tâm cho bé ti mẹ trở lại. Để tập cho bé ti mẹ trở lại, các mẹ phải kiên nhẫn, tin vào bản năng của mình, và của chính con mình: "Đói là phải ăn". Tuy nhiên tuyệt đối ko đc ép bé ti mẹ để bé có tâm lý "ám ảnh" sợ ti mẹ nhé. Cách làm cụ thể như sau: - Ngưng hẳn ko cho bé bú bình, để bé thực sự đói, mẹ thử bóp đầu ti rỉ ít sữa mẹ ra, đưa lại gần môi bé, theo dõi phản ứng của bé, lặp lại vài lần như thế, nếu con vẫn ko chịu ti mẹ thì đút sữa bằng thìa cho bé, chỉ cần vài thìa thôi để coi như bé đỡ đói chút thôi. tiếp tục âu yếm, bế nựng bé dù bé có khóc đòi bình. nếu bé vẫn khóc lặp lại quy trình trên. - Tuyệt đối ko cho bé ti giả trong giai đoạn này. - Bé sẽ đủ no, nhưng bé vẫn có nhu cầu đc mút ti, hãy kiên nhẫn chờ đợi, sẽ đến thời điểm bé sẵn sàng để đc mút ti mẹ. - Để biết bé đã muốn ti mẹ lại hay chưa, mẹ hãy chủ động liên tục gần bé, âu yếm bé, nếu bé đã sẵn sàng bé sẽ chủ động tìm ti mẹ, nếu chưa, mẹ hãy lặp lại quá trình này vào những lần sau. Cũng như kích sữa, bí quyết thành công vẫn là sự "kiên trì" . Phải xác định là bé rất "ghê ghớm", bé sẽ biết phản ứng lại, đòi hỏi thứ mình muốn. mẹ hãy xác định tâm lý trc cùng gia đình để cả nhà cùng chiến đấu với con. Đừng vì lo sợ con đói mà thương con quá, nhét cho con 1 cữ bình là coi như thời gian mấy tiếng trc đó thành công cốc đó nha! -Bé ti mẹ có nhiều lợi ích: đêm hôm mẹ đỡ phải vất vả vắt sữa, hâm sữa...mẹ hạn chế đc tình trạng tắc tia sữa, sữa ấm nóng, khả năng sản sinh kháng thể cao hơn, gia tăng tình cảm mẹ con nữa... vì thế cố gắng tập đi các mẹ nhé! ko bao giờ là muộn cả!
14 bình luận / 28/08/2018