Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bí kíp giảm béo sau sinh 10 tháng cho mẹ hiệu quả an toàn

  • cunlonmama 81,263 người đã xem


Giảm cân sau sinh thực sự là thách thức không nhỏ với những mẹ sau sinh. Bởi sau thời gian mang thai, vùng bụng của phụ nữ thường xuyên trở nên chảy xệ, tích trữ nhiều mỡ. Xong giảm cân sau sinh luôn cần thách thức để đảm bảo an toàn nhất. Dưới đây, bí kíp giảm béo sau sinh 10 tháng cho hiệu quả an toàn nhất.









Chú ý uống nhiều nước hơn để giảm cân sau sinh hiệu quả



Nước giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, thanh lọc và đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng. Mỗi ngày, cơ thể cần được cung cấp đủ từ 2-2.5 lít nước. Mẹ nên chú ý bổ sung đủ nước nhé.



Nhiều mẹ hay uống các loại nước lợi sữa như chè vằng, nước trà xanh, sữa hạt.. cũng rất tốt cho quá trình giảm béo mà lại dồi dào sữa.



Cách giảm mỡ bụng sau sinh với rượu gừng



Giảm mỡ bụng với rượu gừng là phương pháp giảm béo đã rất quen thuộc với các mẹ. Rượu gừng hạ thổ giúp mẹ giảm mỡ bụng sau sinh 10 tháng rất nhanh chóng, đốt cháy mỡ thừa tích tụ.



Gừng có chứa nhiều gingerol và curcumin, đặc biệt có tính chất nóng, giúp làm tan mỡ tại vùng bụng hiệu quả. Trong đó, kết hợp cùng rượu trắng như một “chất dẫn” để đưa gừng thẩm thấu vào sâu bên trong, phân hủy mỡ nhanh chóng. Kết hợp massage giảm mỡ bụng thường xuyên với rượu gừng, mẹ sẽ có một vòng 2 gọn gàng, săn chắc..





Tăng hàm lượng vitamin và chất xơ trong khẩu phần ăn giúp giảm cân sau sinh hiệu quả



Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, cùng hàm lượng chất xơ lớn là cách giúp giảm mỡ bụng sau sinh 10 tháng hiệu quả. Rau xanh và hoa quả chứa ít calo, lại giàu chất xơ, mẹ nên bổ sung thêm nhiều trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.



Hạn chế tinh bột, chất béo, đẩy mạnh khẩu phần ăn lành mạnh giàu chất xơ sẽ giúp mẹ lấy lại dáng chuẩn nếu kiên trì thực hiện.



Giảm mỡ bụng sau sinh 10 tháng với thể dục tiêu mỡ



Theo các chuyên gia, tập thể dục thể thao là một trong những phương pháp hữu hiệu trong việc đốt cháy calo, đánh mỡ bụng. Giảm mỡ bụng bằng việc vận động mỗi ngày là điều mẹ có thể cân nhắc thực hiện trong khoảng thời gian trống để nhanh về dáng.



Tùy theo sở thích của bản thân, mẹ có thể lựa chọn hình thức vận động theo ý muốn. Một số môn thể thao có tiết tấu nhanh và mang lại hiệu quả lớn kể đến như aerobic, gym, yoga, nhảy dây, chạy bộ. Mẹ có thể bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng để cơ thể làm quen dần, sau đó một thời gian tăng cường độ tập luyện, kết hợp tập cơ bụng nhé.



Đánh tan mỡ bụng với phương pháp massage giảm béo sau sinh



Phương pháp giảm mỡ bụng tự nhiên sau sinh hiện nay được nhiều mẹ bỉm ưa thích chính là massage giảm béo. Nếu mẹ ở Hà Nội và không có nhiều thời gian để tập thể dục cũng như thực hiện những phương pháp giảm mỡ trên thì có thể tham khảo liệu trình chăm sóc sau sinh toàn diện dành riêng cho mẹ bỉm sữa của Mama Maia Spa – spa giảm béo top đầu Hà Nội.







Tại Mama Maia Spa, mẹ có thể lựa chọn liệu trình giảm mỡ bụng Mutox (áp dụng kỹ thuật massage chuẩn Nhật Bản, kết hợp bấm huyệt thu nhỏ dạ dày, giảm calo nạp vào cơ thể), hoặc liệu trình Beslim (kết hợp công nghệ cao giảm mỡ nhanh từ sâu bên trong, đánh tan mỡ thừa, hỗ trợ giảm béo bằng các bước nằm lồng hồng ngoại, đắp bùn cứu…). Mẹ sẽ được các chuyên viên chăm sóc toàn diện và thấy ngay kết quả chỉ sau 10 buổi liệu trình.



Vậy là mẹ đã biết những cách giảm mỡ bụng sau sinh 10 tháng làm sao cho tốt rồi. Chúc mẹ sớm lấy lại dáng chuẩn eo thon tự tin đón hè nhé!

  • Chủ đề hot




 ●
Mang thai tháng thứ 5, đây là giai đoạn giữa của 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua những thay đổi, gặp các triệu chứng khác nhau, đặc biệt là tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5, khiến mẹ bầu lo lắng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. 1. Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 Mang thai tháng thứ 5, đây có thể là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất bởi đã qua giai đoạn ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi của 3 tháng đầu. Tuy nhiên, việc xuất hiện những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Bậy những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu, nguy hiểm cho con yêu trong bụng không? Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên có những nguyên nhân là bình thường và có nguyên nhân là nguy hiểm mẹ bầu nên lưu ý. - Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 là bình thường + Do dây chằng liên kết các khớp xương đều bị kéo căng khi tử cung phát triển: do thay đổi tư thế đột ngột làm căng dây chằng khiến vùng bụng dưới đau nhói vài phút rồi thôi. + Nếu mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đó và lần mang thai này cách lần sinh trước đây chưa được 2 năm thì khi thai nhi phát triển trong tháng thứ 5, tử cung phát triển có thể làm các đường khâu cũ bị căng gây đau. + Tâm lý mang thai hồi hộp, lo lắng hoặc có những sang chấn trong đời sống sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng trên ở tháng thứ 5. + Do hiện tượng táo bón thai kỳ. Khi thai ngày càng lớn, tử cung phát triển gây chèn ép đến ruột, khiến ruột giảm khả năng vận động khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón cũng gây đau bụng. - Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên lưu ý + Bà bầu mắc 1 số căn bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh phụ khoa… gây ra tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên lưu ý. + Bà bầu bị viêm tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tụy. Ngoài đau bụng còn có dấu hiệu sốt, chóng mặt, buồn nôn. Trường hợp rất hiếm gặp nhưng nếu có cần nhanh chóng đưa thai phụ đi cấp cứu để nhanh chóng làm phẫu thuật nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. + Bong nhau thai khiến mẹ bầu đau bụng âm ỉ, lúc lại đau bụng dữ dội, kèm theo xuất huyết âm đạo là một tai biến sản khoa mẹ bầu cũng cần lưu ý nhanh chóng đi khám nếu đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5. 2. Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 nên làm gì? Mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng trên mẹ bầu nên bình tĩnh xem nguyên nhân và mức độ đau để có những nhận định chính xác và hợp lý. Tuy nhiên, ở giai đoạn này mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh việc đi lại lên cầu thang nhiều. - Hàng ngày bà bầu không nên vận động quá mạnh, làm việc quá sức khiến sức khỏe bị suy nhược. Tuy nhiên, cũng không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá nhiều sẽ bị chuột rút và đau mỏi cơ thể. Không đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. Đặc biệt mẹ bầu không được ngồi xổm, ngồi khom lưng. - Giữ tâm lý thoải mái, giành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc và đọc sách thai giáo. - Với trường hợp đau bụng nặng kèm theo các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân thực sự. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mang thai để tăng cường sức đề kháng giúp mẹ khỏe bé khỏe. Uống đủ nước, bổ sung chất xơ thường xuyên để hạn chế tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa ở bà bầu. - Tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ nhẹ, yoga, thiền thư giãn… 
0 bình luận / 26/02/2019