Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những điều bố mẹ cần biết về bỉm của con nhỏ

  • Popolini 68 người đã xem
    Popolini 3 tuổi 10 tháng

Đối với các cặp vợ chồng trẻ, nhất là những cặp vợ chồng lần đầu tiên lên chức thì việc chăm sóc con nhỏ là một trải nghiệm mới hạnh phúc ngập tràn và nhiều điều mới lạ. Bố mẹ trẻ sẽ hết sức ngạc nhiên về tần suất đi vệ sinh của bé cũng như về số lượng tã vải và bỉm giấy dùng một lần trong ngày. Theo thống kê, trong 1 năm đầu đời một đứa trẻ có thể dùng đến 1000 chiếc tã vải và bỉm vệ sinh dùng 1 lần. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các các cặp vợ chồng trẻ, những người đang chăm sóc con nhỏ hiểu rõ hơn về bỉm và hướng dẫn các “bí kíp” sử dụng bỉm phù hợp cho trẻ nhỏ để đảm bảo sức khỏe và tính thẩm mỹ của bé.

Trẻ dưới 1 tuổi sẽ sử dụng hết khoảng bao nhiêu tã, bỉm mỗi ngày?


Bỉm (hay còn gọi là tã giấy) là món đồ thiết yếu mà bất cứ em bé nào sinh ra cũng cần phải sử dụng cho đến khi 2 – 3 tuổi.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc sử dụng bỉm nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào việc bé đi vệ sinh bao nhiêu lần trong ngày. Ví dụ như dưới 10 ngày tuổi, trẻ sơ sinh chỉ đi ị là phân xu, lượng phân này không nhiều nên bố mẹ chỉ cần cho bé sử dụng tã vải hoặc miếng lót sơ sinh. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1 đến 2 tháng tuổi, trẻ sẽ đi tè và đi ị nhiều hơn, bé có thể đi “nặng” từ 8 đến 10 lần trong ngày. Một chiếc tã vải chỉ có thể dùng được sau 1-3 lần bé tè, bỉm dùng được nhiều hơn 4-5 lần bé tè. Nếu bé chỉ đi tè, mẹ có thể dùng tã trong vòng 2-3 tiếng còn bỉm thì từ 4-5 tiếng sẽ thay một lần. Tuy nhiên, nếu bé đi ị ra bỉm bì bố mẹ cần thay bỉm ngay lập tức để đảm bảo vệ sinh cho làn da của bé. Như vậy tính trung bình mỗi ngày một em bé bình thường có thể sử dụng từ 5 – 6 chiếc bỉm tùy vào số lần đi vệ sinh của bé. Trung bình 1 năm đầu đời bé có thể cần đến 1000 chiếc bỉm các loại.



Kích cỡ tã, bỉm như thế nào được coi là đúng?

Việc sử dụng bỉm đúng kích cỡ giúp bé thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều, đó là lý do vì sao mẹ cần phải chọn cho bé bỉm có kích thước phù hợp. Để mua được bỉm với kích cỡ chuẩn cho bé, mẹ nên hỏi nhân viên tư vấn bán hàng. Họ sẽ sẽ hỏi độ tuổi, cân nặng của con bạn để đưa ra lời khuyên phù hợp nhất. Ví dụ, nếu cân nặng của con bạn là 10.8kg, bạn nên mua bỉm số 3, cho trẻ có cân nặng từ 7.2kg đến 12.6kg hãy mua bỉm số 4.


Vài tiêu chí chọn bỉm mà các mẹ thường mách nhau là: Đảm bảo chiếc bỉm vừa khít quanh chân bé để bé cảm thấy thoải mái nhất khi đóng bỉm. Còn nếu chiếc bỉm bị tràn thì mẹ nên cân nhắc đổi loại bỉm hoặc cỡ bỉm cho bé.




Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Hăm tã là phản ứng dị ứng khi bé mặc tã (cả tã bỉm và tã giấy) quá lâu hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.


Khi hăm tã, trên da bé sẽ xuất hiện những triệu chứng như: da bị mẩn đỏ, vết mẩn đỏ xuất hiện ở cùng bụng, quanh bộ phận sinh dục, phần đùi, bẹn và mông. Khi thay tã, bỉm bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc mỗi khi thay tã.




Phòng ngừa:

Cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ nhỏ cũng hết sức đơn giản, chỉ cần bố mẹ chú ý một chút sẽ làm được ngay.

Bố mẹ cần lưu ý:

Thay bỉm cho em bé thường xuyên hơn bình thường.


Để mông bé khô ngoài không khí trong khi thay bỉm và khi có thể, tháo bỉm ra một lúc.


Các dung dịch có mùi thơm và các loại xà phòng khử mùi có thể gây kích ứng cho da em bé, vì vậy nên sử dụng xà phòng không mùi, dịu nhẹ và khăn bằng vải bông ấm để lau cho em bé trong khi thay bỉm.


Nếu bạn sử dụng khăn giấy ướt, hãy chọn loại không có nước hoa, cồn và các hoá chất.


Khi giặt tã vải (hoặc quần áo em bé), tránh sử dụng chất làm mềm vải, các sản phẩm chống tĩnh điện, hoặc xà phòng giặt quần áo có mùi thơm. Các sản phẩm này có thể gây hăm và ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé.


Để phòng ngừa hăm tã ở trẻ nhỏ bố mẹ cần thay bỉm cho bé thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ vùng da bé

Điều trị:

Khi bé bị hăm tã, mẹ cần phát hiện kịp thời và nhanh chóng điều trị theo những cách sau:

Sử dụng kem kẽm oxit không cần kê đơn có thể làm dịu vùng da của bé bị hăm.


Sử dụng kem bôi chứa kẽm oxit dịu nhẹ hoặc mỡ khoáng (petroleum jelly) có thể làm giảm kích ứng và các phản ứng dị ứng.


Nếu bé bị hăm tã do nhiễm khuẩn (thường do tụ cầu hoặc strepbacteria) gây mẩn đỏ và phồng rộp, bố mẹ cần bình tĩnh đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu bé bị hăm tã do nhiễm nấm, bác sỹ có thể đề nghị dùng kem chống nấm tại chỗ không cần kê đơn.



Làm thế nào để nước tiểu và phân của bé không bị rò rỉ khi dùng bỉm?

Bỉm của bé có thể bị rò rỉ vì nhiều nguyên nhân khác nhau như kích cỡ không phù hợp hoặc do cách mặc của bố mẹ không đúng cách.


Nếu bé mới được 2 tuần tuổi hoặc nhỏ hơn thì việc sợ đụng chạm đến dây rốn là nguyên nhân chính khiến cho bỉm không vừa khít với người của bé. Lúc này, bạn cần kiểm tra xem bỉm có vừa khít với phần bên dưới gốc cuống rốn hay không.Bởi trong một số trường hợp, bố mẹ sợ ảnh hưởng đến cuống rốn của con mà không để bỉm vừa khít với phần cơ thể nhạy cảm này.

  • Chủ đề hot



 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018