Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

7 bí quyết chăm sóc bà bầu phù chân - Mẹ đừng làm ngơ!

  • cunlonmama 81,263 người đã xem


Giống như ốm nghén, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng, bà bầu bị phù chân cũng là một trong những vấn đề phổ biến mà mẹ bầu phải đối mặt. Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị phù ở vùng chân, bao gồm bàn chân và mắt cá chân, đặc biệt là trong vài tháng cuối của thai kỳ. Vậy đâu là bí quyết chăm sóc bầu tốt nhất khi mẹ bị phù chân?





Dưới đây là 7 bí quyết để chăm sóc bầu phù chân- Mẹ đừng làm ngơ nhé!



1. Uống nhiều nước rất tốt cho bà bầu phù chân



Các chuyên gia lý giải rằng việc uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp thải độc tố, loại bỏ bớt muối và dịch thừa ra khỏi cơ thể, là kinh nghiệm chăm sóc cho bà bầu bị phù chân. Trái lại nếu uống ít nước, não sẽ gửi tín hiệu đến thận rằng cơ thể bà bầu đang cần giữ nước làm tình trạng sưng phù thêm nặng hơn. Thay vì chỉ dùng nước lọc thì ngoài ra bà bầu có thể dùng một vài loại trà thảo mộc từ thiên nhiên hoặc nước trái cây tươi sạch để đổi vị. Nếu việc đi lại khó khăn thì nên giữ bên mình một bình nước với dung tích lớn để tiện hơn mẹ nhé.



2. Bà bầu phù chân hạn chế ăn đồ mặn trong mỗi bữa ăn hàng ngày



Natri có rất nhiều trong muối, việc ăn quá nhiều gia vị này khiến cơ thể tích nước nhiều, làm cho tình trạng sưng phù chân diễn biến xấu hơn. Chính vì vậy, kinh nghiệm chăm sóc bà bầu phù chân hàng đầu là cắt giảm muối trong bữa ăn.

Ngoài ra một bữa ăn quá nhiều lượng muối cho phép sẽ không tốt cho thận, việc tích tụ nhiều nước cũng dẫn đến tuần hoàn màu tăng, bắt buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu kịp thời cho cơ thể. Các mẹ cũng nên chú ý những thực phẩm đóng hộp cũng chứa khá nhiều natri nên phải hạn chế ăn trong thời kỳ mang bầu nhé.



3. Hạn chế tiêu thụ caffeine để hạn chế tình trạng phù chân



Một trong những kinh nghiệm chăm sóc bầu cho mẹ bị phù chân là nên hạn chế các loại đồ uống có caffeine. Chỉ nên thỉnh thoảng dùng với một lượng rất nhỏ để tăng sự tỉnh táo. Nếu tiêu thụ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé. Bởi caffeine có tác dụng như một chất lợi tiểu nhẹ làm thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu trong ngày sẽ nhiều hơn và có xu hướng giữ lại chất lỏng để tự cân bằng nên tình trạng phù chân sẽ xảy ra.

>> Xem thêm: Cách chữa trị bà bầu bị mất ngủ hiệu quả!

5. Lựa chọn trang phục thoải mái cho bà bầu phù chân



Việc mặc quần áo quá chật luôn ôm bó sát đặc biệt là ở khu vực cổ tay, thắt lưng và cổ chân, mắt cá chân có thể khiến vấn đề phù chân khi mang thai thêm nặng hơn vì nó sẽ khiến cho máu không được lưu thông dễ dàng. Các mẹ nên chọn cho mình những bộ trang phục thoải mái với chất liệu mát mẻ để tránh phù chân nhé.



6. Tạo thói quen nằm ngủ phù hợp khoa học cho bà bầu



Hãy luôn nhớ rằng khi nằm mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái. Đây là tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu, nó sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực lên tính mạch chủ dưới và đẩy lùi tình trạng sưng phù chân hiệu quả. ( mẹ có thể tham khảo cách ngâm chân cho bà bầu giúp mẹ dễ ngủ hơn )



Ngoài ra khi nằm, mẹ có thể dùng gối để kê cao chân hơn vị trí của tim, góp phần giảm tình trạng sưng phù. Ngoài cách này thì cũng có thể nằm ngửa và nâng chân thẳng đứng lên tường nhà trong vài phút, thực hiện động tác như vậy khoảng vài lần trong ngày.



7. Ngâm chân mỗi tối rất tốt cho bà bầu phù chân



Ngâm chân là một trong những cách chăm sóc cho bà bầu phù chân rất hiệu quả. Để giúp giảm tình trạng phù nề, sưng và căng cơ ở bắp chân thì hãy nên ngâm chân vào mỗi tối trước khi ngủ.

Theo Đông y, bàn chân là gốc của cơ thể bởi bàn chân có tới 60 huyệt đạo rất quan trọng. Ngâm chân đúng cách và thường xuyên không chỉ tốt cho bàn chân mà còn tác dụng đến cả cơ thể. Còn theo Tây y, bàn chân là “trái tim thứ hai” chứa rất nhiều đầu mút thần kinh và phản xạ đại não ngoài ra chăm sóc bàn chân cũng làm tăng tuần hoàn máu rất hiệu quả.

Chính vì thế phương pháp ngâm chân cực kì dễ chịu đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đây là một liệu pháp đơn giản không tốn kém mà mang lại lợi ích cao. Ngoài những kinh nghiệm chăm sóc bà bầu phù chân được nêu ở trên thì massage chăm sóc bầu cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu được rất nhiều mẹ tin chọn cho quãn thai kỳ khỏe mạnh.







Mama Maia Spa được biết đến là địa điểm chăm sóc, massage bầu uy tín tại địa bàn Hà Nội với những kỹ thuật massage bầu chuyên nghiệp theo đúng tiêu chuẩn Nhật Bản đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối. Sau buổi trị liệu những cơn đau mỏi nhức sẽ được đánh bay nhờ có thao tác massage chuyên các vùng cổ, vai, gáy, lưng, hông và chân.

Bên cạnh đó còn có bước đi đá nóng đả thông kinh lạc, ngâm chân cùng thảo dược từ thiên nhiên giúp đôi chân thư giãn kết hợp massage bầu chuyên sâu để đẩy lùi tình trạng phù chân và chuột rút. Không những vậy các mẹ sẽ được làm đẹp da mặt nhờ có mặt nạ cao cấp và xông hơi da khỏe mạnh. Sau cả ngày dài dưới không gian spa yên tĩnh và thoáng mát cùng tiếng nhạc ballad du dương các mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và giải tỏa stress.

  • Chủ đề hot




 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018