Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

CUỘC THI VIẾT THƯ CHO CON TUỔI 18

  • Nora 93 người đã xem
    bo 3 tuổi 4 tháng

CUỘC THI: THƯ VIẾT CHO CON TUỔI 18 - NHỮNG ĐIỀU MUỐN NÓI
Dù con đang ở độ tuổi nào, có bao giờ bạn ngồi lại viết cho con một bức thư để gửi gắm lòng mình về những nhắn nhủ, mong mỏi, những lời răn dạy, hay đơn giản chỉ là một lời chúc… khi con bước vào tuổi trưởng thành?
Cuộc thi “Thư viết cho con tuổi 18” được tổ chức bởi Healthy Mind nhằm tạo không gian cho bạn gửi những lời yêu thương, nhắn nhủ hay chỉ đơn giản là để trải lòng.
18 là khi con bước vào tuổi trưởng thành. Nhưng Healthy Mind hiểu rằng bất kỳ tuổi nào để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của con, đối với ba mẹ cũng là quan trọng và quý giá. Nên nếu bạn muốn viết thư cho con ở 4 tuổi hay 40 tuổi, Healthy Mind đều sẽ trân trọng và lắng nghe.
Thời gian nhận bài: 24.11.2020 đến 15.12.2020
Ngày công bố kết quả: 20.12.2020
1️⃣ Đối tượng tham gia: Không giới hạn
Cho dù bạn đã có con hay chưa, cho dù con bạn đã đến tuổi 18 hay hơn thế; chỉ cần bạn có mong muốn chia sẻ thông điệp đến con mình thì đừng ngần ngại và tham gia ngay nhé!
2️⃣ Giải thưởng:
🔶 Một buổi đánh giá sức khoẻ tinh thần với chuyên gia từ Healthy Mind miễn phí;
🔶 Bài viết được đăng lên website của Healthy Mind và các kênh mạng xã hội.
3️⃣ Yêu cầu bài thi:
🔶 Bài dự thi do chính người tham gia viết, không trùng lắp nội dung ở bất cứ trang mạng hay kênh nào, kể cả blog, facebook cá nhân;
🔶 Không giới hạn số lượng bài viết gửi về đối với mỗi người tham dự.
4️⃣ Cách thức tham gia:
🔶 Đăng tải bài viết lên
Group Link: https://www.facebook.com/groups/407756487064345
HOẶC
👉👉 Tường nhà cá nhân ở chế độ công khai, tag Healthy Mind,
kèm với hashtag #Healthymind #Dearmychild #ThưgửiconKhi
**Để đảm bảo ban tổ chức không bỏ lỡ bài dự thi, những người tham dự đăng lên tường nhà gửi link vào inbox Healthy Mind bài đăng của mình.
**Lưu ý: Khi đồng ý tham gia cuộc thi này, người tham dự đồng ý để Healthy Mind chia sẻ công khai nội dung bài dự thi trên các kênh mạng xã hội của Healthy Mind.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ:
Fanpage:
https://www.facebook.com/healthymindvn
Healthy Mind đón chờ sự tham gia của tất cả mọi người!
#CUỘCTHI #Viết #thưgửicon #healthymind #tìnhyêuvàgiađình
---------------------------------------------------
Healthy Mind là nền tảng kết nối những người có nhu cầu với các chuyên gia tâm lý. Đồng thời cung cấp các khoá đào tạo về trí tuệ cảm xúc cho cá nhân và doanh nghiệp.
Liên hệ Healthy Mind:
📩 : hi@psytechlab.com
📮 : m.me/healthymindvn
🌐 : www.healthymind.vn

  • Chủ đề hot



 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018