Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Trẻ Tự Kỷ Nguyên Nhân Và Giải Pháp

  • tranvu 875 người đã xem
    one 3 tuổi 7 tháng

Trong những năm gần đây số lượng trẻ bị mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Đây là câu hỏi mà có rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm vậy để giải đáp cho câu hỏi rối loạn phổ tự kỷ là gì? Mời các ban cùng đọc bài viết sau đây:
Rối loạn phổ tự kỷ là gì? Rối loạn tự kỷ còn được biết đến với tên gọi viết tắt là ASD. Đây là một dạng khuyết tật về phát triển khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Bệnh gây ra các ảnh hưởng trực tiếp về giao tiếp, xã hội và hành vi khi trẻ mắc phải .
Về mặt hình thức, trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ không khác gì với trẻ bình thường. Tuy nhiên về cách giao tiếp, học tập, công việc, tương tác, hành xử lại khác so với rất nhiều trẻ bình thường. Khả năng trí não cũng như giải quyết vấn đề của trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có thể từ mức khó khăn nghiêm trọng đến thiên tài . Một số trẻ không cần quá nhiều sự trợ giúp nhưng lại có trẻ lại cần giúp đỡ nhiều trong cuộc sống hàng ngày.
Rối loạn phổ tự kỷ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với tỷ lệ trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ tăng nhanh trong các năm gần đây. Theo nghiên cứu tại Mỹ cứ 88 em thì sẽ có 1 em mắc phải hội chứng này. Trước đây căn bệnh này chỉ xuất hiện hiếm hoi 10.000 trẻ chỉ có 5 trẻ mắc bệnh.
Một số nguyên nhân của chứng rối loạn phổ tự kỷ :
– Di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ hơn 90% trẻ rối loạn phổ tự kỷ có nguyên nhân là do di truyền. Do vậy, nếu trong gia đình có người bị rối loạn phổ tự kỷ thì thế hệ tiếp theo khả năng bị hội chứng này rất cao.
– Sử dụng thuốc không đúng liều lượng:
Nhiều phụ nữ trong thời gian mang bầu đã tự ý sử dụng thuốc mà không tham khảo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc khuyến cáo với mẹ bầu như : thuốc an thần, kháng sinh, thuốc điều trị bệnh dạ dày… Đây đều là những loại thuốc có thể khiến thai nhi mắc rối loạn phổ tự kỷ khi chào đời.Mắc bệnh khi mang thai: Thời gian mang bầu vô cùng quan trọng, nếu như mẹ bầu bị mắc một số bệnh như cúm hay sởi, bệnh về tuyến giáp… thì nguy cơ sinh ra trẻ có thể bị dị tật rất cao hoặc mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.
– Môi trường sống: Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ. Nếu một đứa trẻ bị thiếu sự quan tâm từ bố mẹ, không nhận được nhiều sự tương tác từ gia đình, hay bị cô lập (một mình) thì rất dễ mắc rối loạn phổ tự kỷ.
– Văn hóa gia đình: Những hành động như bạo lực gia đình, những tranh luận hay cãi cọ trong gia đình cũng khiến cho những đứa trẻ bị ám ảnh, tự ti, sợ hãi cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mắc rối loạn phổ tự kỷ.
– Sự căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình mang thai: Khi phụ nữ bị stress hay căng thẳng quá mức cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, trẻ sinh ra có khả năng bị rối loạn phổ tự kỷ rất cao.
– Giới tính: Cũng là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh rối loạn phổ tự kỷ. Theo nghiên cứu các bé trai dễ mắc bệnh này hơn. Tỉ lệ bé trai mắc bệnh gấp 4 lần so với các bé gái.
– Rối loạn nhiễm sắc thể: Các rối loạn khác cũng có thể ảnh hưởng đến tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em. Có thể kể đến như hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy; Bệnh xơ cứng củ; hội chứng Rett,…
– Trẻ sinh non: Đặc biệt trẻ sinh non trước 26 tuần thai cũng có thể khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ.
– Tuổi cha mẹ: Tuổi cha mẹ càng lớn nguy cơ mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ càng lớn. Nhất là các trường hợp đẻ con khi mà bố mẹ đã trên 40 tuổi.
– Đái tháo đường: Những người mẹ mắc bệnh đái tháo đường trong quá trình mang thai sẽ tăng gấp đôi nguy cơ trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ.
Những triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể thấy như sau:
Trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ thường có các hành vi bất thường trong giao tiếp và tương tác xã hội như:
– Không nói hay chậm nói hay mất khả năng nói các từ hoặc nói thành câu
– Nói với một sự phát âm hay nhịp điệu bất thường và có thể có giọng nói như đang hát hay giọng nói robot.
– Thiếu đáp ứng khi gọi tên hay không lắng nghe trong một số thời điểm
– Không thích ôm ấp, ẵm bồng, có vẻ thích chơi một mình, thu mình trong thế giới riêng của bản thân.

– Không thể bắt đầu, duy trì một cuộc hội thoại hay chỉ bắt đầu nói khi yêu cầu hay muốn gọi tên đồ vật.

– Không hiểu các câu hỏi hay chỉ dẫn đơn giản.
– Tiếp cận không phù hợp với các tương tác xã hội bằng cách thụ động, hung hăng hay gây rối.
– Không biểu hiện cảm xúc hay thái độ và biểu hiện cảm nhận không thích hợp.
– Lặp lại các từ hay cụm từ đúng nguyên văn nhưng lại không hiểu cách dùng từ đó.
– Không chỉ vào hay mang đồ tới đồ vật khi muốn chia sẽ sự thú vị về đồ vật ấy
– Khó khăn trong việc nhận ra các tín hiệu phi ngôn ngữ, biểu hiện nét mặt, ngôn ngữ cơ thể hay sắc thái giọng nói.
Các mức độ rối loạn phổ tự kỷ:
Các hành vi, sở thích hoặc hoạt động lặp lại và bị giới hạn, với ít nhất hai trong số những biểu hiện sau:
– Các hoạt động vận động cơ, sử dụng đồ vật, hoặc lời nói rập khuôn hoặc lặp lại (ví dụ, động cơ rập khuôn đơn giản, xếp đồ chơi thành hàng hoặc lật đồ vật, lời nói lặp lại, lạ lùng).
Nguồn: wedowegood-school.edu.vn

  • Chủ đề hot



 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018