Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Rèn luyện tự lập cho trẻ mầm non

  • tranvu 875 người đã xem
    one 3 tuổi 7 tháng

Hiện nay, nhiều trẻ được cha mẹ quá bao bọc, chiều chuộng dẫn đến việc không thể thích nghi được với môi trường xung quanh và luôn ỉ lại, phụ thuộc vào cha mẹ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Do vậy, tự lập là một trong những kỹ năng mà cha mẹ cần hình thành sớm cho trẻ. Dưới đây là một số phương pháp rèn luyện tự lập cho trẻ mầm non cha mẹ cần lưu ý.
Tại sao cần rèn luyện tự lập cho trẻ mầm non?
Ngày nay rất nhiều trẻ 5-6 tuổi không có kỹ năng tự làm các công việc cá nhân như tự xúc cơm, mặc quần áo, … Nó phản ánh kết quả của việc cha mẹ quá chiều chuộng con và làm thay con mọi việc. Điều này vô tình cướp mất đi cơ hội tự lập ở trẻ. Những trẻ được cha mẹ bao bọc quá sẽ dẫn đến ỉ lại, phụ thuộc, dựa dẫm và không có chí tiến thủ trong công việc sau này. Vì vậy, các cha mẹ cần lựa chọn đúng thời điểm để dạy trẻ kỹ năng sống tự lập ngay từ nhỏ.
Ở độ tuổi mầm non, trẻ có khả năng học hỏi và bắt chước rất nhanh những điều chúng nhìn thấy. Trẻ em từ 2 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi thứ xung quanh và đây cũng là giai đoạn quan trọng để cha mẹ có thể chỉ dẫn và rèn luyện cho trẻ mầm non kỹ năng tự lập cơ bản nhưng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.
Các kỹ năng rèn luyên tự lập cho trẻ mầm non là gì?
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Đây là kỹ năng cơ bản mà mỗi đứa trẻ đều cần đến. Vì vậy, cha mẹ hãy dạy con theo từng cấp độ từ dễ đến khó như tự thay quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự ăn, … Cha mẹ nên dành thời gian hỗ trợ, hướng dẫn để giúp trẻ có thể thực hiện cách dễ dàng và đừng quên đưa ra những gợi ý, lời mời gọi để trẻ tự làm.
Kỹ năng giữ vệ sinh
Việc dạy trẻ giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh là yếu tố quan trọng hình thành kỹ năng sống tự lập ở trẻ. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải làm gương cho con cái. Từ những việc đơn giản như: bỏ rác đúng nơi quy định. cho quần áo bẩn vào máy giặt, xả nước sau khi đi vệ sinh, dọn đồ chơi sau khi chơi xong,… Hãy đồng hành cùng con thời điểm này. Nó sẽ giúp con hình thành thói quen tốt và khả năng tự lập về sau.
Kỹ năng giúp đỡ người khác
Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ kỹ năng giúp đỡ người khác và để trẻ hiểu giúp đỡ người khác là một việc làm vô cùng tốt đẹp và ý nghĩa. Trẻ có thể thực hiện điều này từ
những việc nhỏ bé như dọn bàn ăn, phụ mẹ nhặt rau, rửa hoa quả, cất đồ giúp cha mẹ, tưới cây,… Khi biết giúp đỡ người khác thì trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình hữu ích, được cha mẹ ghi nhận và thể hiện sự tự hào. Điều này sẽ thôi thúc và rèn cho trẻ kỹ năng sống tự lập tốt hơn.
Một số lưu ý với cha mẹ khi rèn luyện tự lập cho trẻ mầm non
Để việc dạy kỹ năng tự lập cho trẻ được hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
Cha mẹ phải là người bản lĩnh
Nhiều ông bà, cha mẹ vì thương con, xót con nên không để con động tay chân làm bất cứ việc gì. Nếu để tình trạng này xảy ra liên tục thì con không thể lớn lên được. Vì vậy, trong quá trình dạy con, cha mẹ hãy thể hiện bản lĩnh và sự hiểu biết của mình để có phương pháp hợp lý.
Cha mẹ phải kiên nhẫn khi con mình cố gắng tự lập
Khi trẻ đang cố gắng làm một điều gì đó vì tính tò mò hoặc cũng có thể là bắt chước người khác thì cha mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi xem con đã làm đúng hay chưa. Đừng vì nóng vội, sốt ruột mà làm thay con cha mẹ nhé. Điều quan trọng là cha mẹ hãy thật bình tĩnh và kiên nhẫn để đồng hành cùng con.
Ví dụ: Khi trẻ đang cố gắng mang giày vào chân, cha mẹ nên quan sát, hướng dẫn cách mang giày (nếu cần) chứ không nên nóng vội mà trực tiếp làm thay trẻ.
Cha mẹ cần xây dựng tính tổ chức ngay tại gia đình
Mọi hoạt động và việc làm của các thành viên trong gia đình đều có thể được bé ghi nhận lại và sẽ bắt chước làm theo. Vì vậy, cha mẹ có thể chú ý hoặc nghe những câu hỏi từ trẻ để từ đó tìm ra cách dạy trẻ tự lập hợp lý nhất nhé.
Ví dụ: Khi mẹ nhặt rau, mẹ có thể giải thích và hướng dẫn để trẻ có thể hiểu cách nhặt rau và tại sao phải nhặt rau. Qua đó, trẻ sẽ hình thành suy nghĩ và hành động đúng đắn về các công việc phụ giúp gia đình.
Cha mẹ hãy phân công công việc cho trẻ
Ngay từ nhỏ, cha mẹ hãy cho trẻ thấy rằng mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm, công việc của riêng mình. Bố mẹ sẽ là tấm gương để con noi theo mỗi ngày.
Ví dụ: Sau khi ăn cơm xong, bố sẽ dọn mâm, mẹ rửa bát, chị quét nhà, e cất chiếu,
Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ làm việc
Cha mẹ hãy động viên, khích lệ với những điều trẻ làm được bằng cách đập tay, ôm con hay nói những câu có cảm xúc để khen ngợi con. Điều đó sẽ đem đến những biểu hiện tích cực cho trẻ, trẻ sẽ vui mừng hơn và lấy đó là đông lực. Đây cũng là cách khuyến khích những hành động tốt của bé trở thành thói quen, hình thành tính cách cho bé sau này. Thỉnh thoảng cha mẹ cũng có thể mua một món quà hay dẫn trẻ đi chơi như một phần thưởng tặng cho sự nỗ lực của trẻ nhưng tuyệt đối không để nó trở thành thói quen vì có thể sau này sẽ sinh ra sự đòi hỏi, ra điều kiện ở trẻ.
Nguồn: wedowegood-school.edu.vn

  • Chủ đề hot



 ●
Hi các mom, Hẳn các mom không còn xa lạ gì với Facebook nữa. Facebook mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, trong đó có việc chúng ta được tiếp cận với những người tài giỏi, những chuyên gia nổi tiếng. Sau đây mình xin được điểm danh những Facebook mà mình nghĩ rất hữu ích cho chúng ta trong quá trình làm mẹ, các mom còn trang Fb nào chia sẻ nhé 1. Fb Trần Thị Huyên Thảo (https://www.facebook.com/huyenthao.bacsi) BS nhi khoa nổi tiếng, cung cấp những bài viết về chăm sóc sức khỏe bé rất chi tiết. Giọng văn của BS rất dễ thương, dễ hiểu. 2. Fb BS Anh Nguyen (https://www.facebook.com/anhnguyen.nutrition) Chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Anh. Những bài viết của BS dựa trên những tài liệu khoa học của những BS nước ngoài nổi tiếng, những tổ chức đáng tin cậy. Lời văn có vẻ hơi hàn lâm, nhưng các mẹ sẽ biết thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích từ những bài viết của BS 3. Fb Child Nutrition Foundation (https://www.facebook.com/Child-Nutrition-Foundation-100109567340766/) Trang Fanpage này do BS Anh Nguyen thành lập, chia sẻ tất tần tật mọi thứ liên quan đến trẻ em. Từ dinh dưỡng, chăm sóc, nuôi dạy con, chọn trường mẫu giáo, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ,...nói chung là nhiều kiến thức lắm ạ. 4. Fb Baby hub - Parent hub (Nuôi dạy trẻ từ 0-3 tuổi) (https://www.facebook.com/groups/1702730583321734/) Là nơi chia sẻ thảo luận các vấn đề về nuôi dạy con cái. Có các CLB và hoạt động offline rất mạnh. Các bài chia sẻ đa số là từ kinh nghiệm của các cha mẹ bỉm sữa, nên khá thực tế. 5. Free English Children’s Book Club (CLB Sách Tiếng Anh Trẻ Em) (https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/) Nơi các cha mẹ bìm sữa chia sẻ về hành trình học tiếng Anh của con, các bé trong group rất giỏi, có thể phát âm chuẩn và thuyết trình tốt. Các cha mẹ bỉm sữa ở group rất nhiệt tình trong việc chia sẻ kinh nghiệm cùng con học tiếng Anh, giúp các bé học tốt tiếng Anh từ nhỏ. Ngoài ra, group còn chia sẻ rất nhiều ebook truyện tiếng Anh thiếu nhi hay. Review các phim hoạt hình/ kênh youtube bổ ích cho các bé. 6. Ăn dặm 3in1 Ăn dặm từ trái tim (https://www.facebook.com/andam3in1/) Fb của đầu bếp Hoàng Cường. Tổng hợp rất nhiều tài liệu hay của 3 pp ăn dặm: adtt, adkn và blw. Phải nói là bác Cường đã đọc rất nhiều tài liệu, để chắt lọc ra những gì tinh túy nhất, cần thiết nhất cho các mẹ khi tìm hiểu về ăn dặm. Ngoài ra Group còn là nơi các mẹ chia sẻ về các bí quyết, thực đơn ăn dặm của con, trao đổi về các pp giúp con bớt biếng ăn, trải qua các tuần wonder week thế nào nhẹ nhàng nhất.
23 bình luận / 07/11/2018