Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tầm quan trọng và phương pháp giáo dục trẻ mầm non

  • Người dùng Mami


Tầm quan trọng và phương pháp giáo dục trẻ mầm non. Giáo dục trẻ mầm non có vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển cả về thể chất, tình cảm và nhận thức, tư duy cũng như thẩm mỹ cho trẻ. Do đó phương pháp giáo dục đối với trẻ mầm non rất quan trọng trong việc phát triển thế hệ kế cận cho đất nước. Nhưng năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ.
Phương pháp giáo dục trẻ mầm non
1, “Nuôi” và “dạy” đều quan trọng như nhau.
Tâm lý của người Á Đông thường cho rằng đối với lứa tuổi mầm non chỉ cần quan tâm đến việc phát triển về thể chất là đủ. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu khoa học về lứa tuổi mầm non, một nửa sự phát triển quan trọng trong não bộ được hình thành vào giao đoạn đầu đời, càng lớn khả năng phát triển khả năng tiềm ẩn của trẻ càng giảm. Giai đoạn đầu đời được coi như một trong những giai đoạn vàng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Phương pháp giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ tận dụng “thời điểm vàng” này làm bàn đạp phát triển trí thông minh tối đa cũng như nhưng tiềm năng sẵn có trong các giai đoạn tuổi sau này. Do đó, trong giai đoạn mầm non, thể chất là trí lực đều quan trọng như nhau.
2. Dạy con một cách tự nhiên – phương pháp “học mà chơi”
Việc trẻ thông minh sớm hoàn toàn khác với việc ép trẻ phải học một cách thụ động để nhồi nhét kiến thức. Vậy làm thế nào để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không khô khan, cứng nhắc luôn là một trăn trở lớn đối với các bậc phụ huynh cũng như các giáo viên mầm non. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn đang trong thế giới của các trò chơi nên phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” sẽ phù hợp nhất với trẻ. Ví dụ mẹ muốn dạy trẻ học đếm.
Thay vì cho con ngồi vào bàn, bi bô đọc 1, 2, 3, 4,… mẹ hãy sáng tạo ra các trò chơi cùng các con số như đếm bậc cầu thang hay đếm bước chân chẳng hạn. Như vậy các con số sẽ dễ nhớ, dễ hiểu hơn rất nhiều so với việc cho con học thuộc lòng và kiểm tra.
Tương tự như vậy với việc dạy các hình khối. Nếu như mẹ chỉ dạy con đây là hình vuông, kia là hình tròn, … thì không những con học một cách thụ động, không sáng tạo mà còn dễ lâm vào trạng thái “nước đổ đầu vịt”, học đến đâu, quên luôn đến đấy. Mẹ có thể thử cắt các hình khối với màu sắc bắt mắt với các kích cỡ khác nhau rồi cùng bé xếp các hình khối đó thành hình các con vật, mỗi khi xếp đến hình nào, mẹ hãy cùng con nhắc lại tên hình khối đó.
Rồi ngay cả khi cùng con làm việc nhà, mẹ hãy thử kiểm tra việc ghi nhớ hình khối và con số của con bằng cách hỏi con xem ti vi hình gì, bát hình gì, hay nhà mình có mấy người,… Thông qua những trò chơi, câu hỏi và sự đồng hành của bố mẹ, giúp trẻ có hứng thú, hưng phấn và sự sảng khoái, như vậy kiến thức và tư duy của con sẽ phát triển một cách tự nhiên, sáng tạo, không hề thô cứng hay gò bó.
3. Thưởng – phạt phân minh
Ngoài kiến thức và thể chất, kỹ năng sống cũng là điều rất cần thiết trong giai đoạn này. Các trò chơi mẹ đưa ra để dạy kiến thức cho con là cần thiết nhưng cũng nên đưa thêm các quy tắc khi chơi. Khi tham gia, bé phải chấp hành theo đúng luật, thưởng, phạt phân minh. Qua những trò chơi đó, không những phát triển kiến thức, tư duy cho con mà còn bồi dưỡng cho con cả về kỹ năng sống cần thiết.
Điển hình như trò chơi đếm bậc cầu thang hoặc đếm bước chân lúc trước. Nguyên tắc mẹ đưa ra là con phải đi hết quãng đường hay leo hết đoạn cầu thang để lên nhà. Trò chơi này vừa giúp con học được các con số, đếm số thứ tự mà còn bồi đắp thêm cho con tinh thần vượt khó. Đó chỉ là một ví dụ điển hình trong việc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Bố mẹ hãy sáng tạo thêm nhiều phương pháp khác để con phát triển toàn diện cả về thể chất, kỹ năng, năng khiếu và kiến thức, tư duy.
Nguồn: wedowegood-school.edu.vn

  • Chủ đề hot



 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018