Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bố mẹ cần làm bạn với con như thế nào?

  • tranvu 875 người đã xem
    one 3 tuổi 7 tháng

Bố mẹ cần làm bạn với con như thế nào? Sinh con ra là cả một quá trình, tuy nhiên dạy con lớn khôn và đối mặt với những sóng gió cuộc đời lại là một hành trình gian truân khác. Một trong những điều tốt đẹp nhất mà ba mẹ có thể mang đến cho con cái đó chính là một tình bạn thật sự giữa ba mẹ và con. Yêu thương, chăm chút tin cậy và tôn trọng cũng được hình thành từ ấy.
1. Bố mẹ cần làm bạn với con như thế nào?
Trong quan hệ bạn hữu, sự bình đẳng chính là chìa khóa quan trọng nhất, nhưng giữa bố mẹ và con cái, điều này rất hi hữu khi có được. Thông thường, chỉ cho đến khi trẻ khá lớn, cha mẹ mới bắt đầu tôn trọng và cho con một chút quyền đồng đẳng với mình. Tuy nhiên, tình bạn nên cần được xây dựng ngay khi con còn nhỏ, cha mẹ chỉ có thể đem lại cho con một tương lai tốt đẹp khi mà họ trông nom, dạy dỗ con một cách thân ái và tôn trọng chứ không phải theo kiểu diễn đạt uy quyền hay bao bọc thái quá.
Chỉ khi có được mối quan hệ thân ái như những người bạn, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mới được vun đắp bền chặt hơn mà thôi. Ngoài việc bảo ban con, bố mẹ còn cần học được cách làm bạn với con, bởi khi đã lớn khôn, trẻ không cần đến sự “o bế” hay những biểu thị quyền lực của phụ huynh nữa. Vì vậy, việc học cách làm bạn với con ngay từ nhỏ để giữa bố mẹ và con cái là quan hệ bình đẳng, thân ái, cởi mở là hết sức quan trọng.
2. Đi tìm điểm chung tương đồng
Thật tuyệt vời khi ngay từ nhỏ con và bố mẹ tạo dựng được cùng nhau những mối quan tâm, sở thích chung. Càng có nhiều điểm chung thì tình bạn càng gắn bó. Khi con còn nhỏ, hãy tích cực tạo ra những “mẫu số chung” ấy bằng cách thường xuyên chơi cùng con, trò chuyện với con, đưa con đi công viên, đến rạp xiếc, vào nhà hát… Hay đơn giản là làm những việc nhà cùng nhau như cùng xem một cuốn sách, nấu một bữa tối…
Cơ hội tâm tình giữa bố mẹ và con là không thiếu khi cả gia đình cùng ăn, cùng làm, cùng ăn. Khi trẻ lớn dần lên, ngoài việc chia sẻ các mối quan tâm với con, bác mẹ còn phải “đón đầu” những suy nghĩ mới của con, lưu tâm đến đến những nhu cầu đang thay đổi trong con.
3. Quan tâm con mỗi ngày

Đừng bao giờ vì quá bận bịu với công việc của mình mà bỏ rơi con, đừng để con phải mòn mỏi trông chờ vào sự quan tâm của bố mẹ . Dù công việc có bận rộn đến đâu, cũng không nên vì sự bận bịu đó mà bỏ rơi những đứa trẻ của bạn.
Cho đến tuổi niên thiếu, con sẽ khởi đầu có những mối bận tâm riêng, ham mê mới, bởi vậy chúng sẽ chẳng thiết gần gụi, chẳng còn “cầu thân ” với cha mẹ nữa. Lớn hơn một chút nữa, việc học hành, áp lực sự nghiệp sẽ đẩy chúng đi xa hơn bác mẹ. Những năm tháng ấu thơ rất quan trọng đối với sự phát triển và củng cố tình cảm của con, mọi đứa trẻ đều ra sức tranh đấu đề dành được tình cảm và sự quan tâm của bố mẹ. Trong khi đó, đa phần những người làm cha, làm mẹ lại cho rằng đó chỉ là thói nhũng nhiễu trẻ con và họ đã phớt lờ để khỏi làm “hư” đứa trẻ.
Tình cảm với con của mỗi người là vô bờ bến, tuy nhiên vì mưu sinh, vì cuộc sống có khi ta làm ngơ trước những khao khát yêu thương của trẻ. Hãy trở thành một người bạn thân thiết với con, dạy con cách yêu thương và trở thành người có nhân , biết quan tâm, chia sẻ và hơn hết là tạo lập được với con một tình bạn thật sự ngay từ khi con còn nhỏ dại.
Nguồn: wedowegood-school.edu.vn/

  • Chủ đề hot



 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018