Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chóng mặt khi mang thai - Mẹ phải làm sao?

  • Mẹ Cò 8,596 người đã xem
    5 tuổi 1 tháng

Hầu như bà bầu nào cũng đã gặp qua tình trạng chóng mặt khi mang thai. Đặc biệt trong ba tháng đầu kì, tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn, khiến nhiều mẹ bầu rất mệt mỏi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu. Mẹ cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng chóng mặt khi mang thai hiệu quả?


Chóng mặt khi mang thai - Mẹ phải làm sao? MB3sHZB


Chóng mặt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ nhưng mẹ bầu chớ nên lơ là

1. Khi nào mẹ bầu hay bị chóng mặt?


Nhiều phụ nữ bị chóng mặt bắt đầu từ tuần thứ 12 đến vài tuần đầu của ba tháng thứ hai của thai kỳ.


2. Chóng mặt là một dấu hiệu sớm của thai kỳ?

Chóng mặt thường không phải là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ, nhưng nó có thể là triệu chứng mang thai sớm nếu mẹ bầu có lượng đường trong máu thấp do ốm nghén.

>> Xem thêm: Cách massage bầu giúp mẹ bầu thư giãn xua tan đau nhức rangj rỡ hơn!


3. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt khi mang thai?

Đầu thai kỳ, cơ thể đang chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu của hai cơ thể thay vì một. Chóng mặt khi mang thai có khả năng do một số yếu tố:


Cơ thể chưa tạo ra đủ máu để lấp đầy hệ thống tuần hoàn đang mở rộng nhanh chóng ( thiếu máu ).
Nồng độ progesterone cao cũng có thể làm cho các mạch máu giãn và mở rộng, làm tăng lưu lượng máu đến em bé – điều này có thể làm giảm huyết áp. Làm cắt giảm lưu lượng máu đến não của, đôi khi làm cho đầu cảm giác quay cuồng.
Tử cung đang phát triển có thể gây áp lực lên các mạch máu, đặc biệt là khi bạn nằm ngửa.
Giai đoạn mang thai cơ thể tạo ra nhiều nhiệt, điều đó có nghĩa là mẹ bầu ở trong một căn phòng nóng hoặc ngột ngạt có thể góp phần gây ra cảm giác chóng mặt hoặc lâng lâng.
Nếu lượng đường trong máu giảm hoặc cơ thể bị mất nước, mẹ bầu cũng có nhiều khả năng bị chóng mặt.



4. Chóng mặt khi mang thai: Xử lý sao mới tốt?

Hãy nhớ rằng cho dù chóng mặt “bình thường” như thế nào, mẹ bầu cũng không nên chủ quan lơ là những cảm giác này.

Để tránh chóng mặt mẹ bầu cần:



Đi chậm: Đừng thức dậy quá nhanh khi ngồi hoặc nằm, vì nó có thể khiến huyết áp của giảm, gây chóng mặt.
Chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh: Hãy chắc chắn ăn một chế độ ăn uống đầy đủ, lành mạnh khi mang thai , với hỗn hợp protein và carbs (như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hoặc mì ống) vào mỗi bữa ăn để duy trì lượng đường trong máu ổn định và bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn.
Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để ngăn chặn lượng đường trong máu và mang theo đồ ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe để tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Chánh để cơ thể quá đói làm giảm hụt lượng đường nhanh chóng.
Uống đủ nước: Hãy chắc chắn uống đủ nước khi mang thai, vì chóng mặt cũng có thể là một dấu hiệu mất nước. Đặt mục tiêu cho khoảng 12 đến 13 ly nước mỗi ngày và bổ sung nhiều hơn nếu trời nóng hoặc làm việc mất sức.
Không nằm ngửa: Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, tốt nhất là tránh ngủ ngửa, vì tử cung đang phát triển có thể ấn vào tĩnh mạch chủ (tĩnh mạch chính đưa máu trở lại tim từ vùng dưới cơ thể của bạn). Điều đó có thể cản trở lưu thông tối ưu và gây ra cảm giác chóng mặt.
Hít thở không khí trong lành: Dành quá nhiều thời gian trong không gian trong nhà ngột ngạt, nóng có thể gây ra chóng mặt, hãy cố gắng đi bộ năm phút bên ngoài mỗi giờ hoặc lâu hơn – đi bộ cũng có thể giúp giảm các triệu chứng mang thai khác như táo bón và sưng.


5. Khi nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các triệu chứng chóng mặt khi mang thai?

Đôi khi thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến ngất xỉu khi các tế bào máu mang oxy bị cạn kiệt. Vì vậy, nếu mẹ bầu thực sự thấy khó chịu, hãy liên hệ bác sĩ càng sớm càng tốt, để kiểm tra cơ thể có bị thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ không? Bác sĩ có thể yêu cầu uống viên sắt bà bầu hoặc một chế độ ăn uống thực phẩm giàu chất sắt để đảm bảo đủ sắt cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ và ngăn ngừa thiếu máu gây chóng mặt. Một số phụ nữ có thể tự hỏi liệu chóng mặt là một triệu chứng của sẩy thai. Đừng lo lắng: Chứng chóng mặt không phải là dấu hiệu phổ biến của sẩy thai.


Chóng mặt khi mang thai - Mẹ phải làm sao? R1LAdaM
Giảm tình trạng chóng mặt bằng sắt Chela Ferr Forte

Những người khác có thể có câu hỏi về việc chóng mặt có thể là một triệu chứng của tiền sản giật. Nhưng cũng không có lý do gì để lo lắng cả. Cảm thấy chóng mặt không phải là dấu hiệu phổ biến của tiền sản giật, tiền sản giật được đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của huyết áp cao khi mang thai , trong khi chóng mặt thường gây ra bởi một vấn đề ngược lại: huyết áp thấp. Điểm quan trọng là nếu chóng mặt kéo dài ngay cả khi mẹ đã thực hiện các bước để điều trị và phòng ngừa , mẹ bầu nên nói chuyện về cảm giác này trong lần khám thai với bác sĩ.

Qua đây, chắc mẹ đã hiểu hơn về tình trạng chóng mặt khi mang thai rồi. Qua đây, hi vọng mẹ sáng suốt để xử lý thật tốt khi gặp phải tình trạng chóng mặt khi mang thai nhé!

  • Chủ đề hot


 ●
Mang thai tháng thứ 5, đây là giai đoạn giữa của 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua những thay đổi, gặp các triệu chứng khác nhau, đặc biệt là tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5, khiến mẹ bầu lo lắng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. 1. Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 Mang thai tháng thứ 5, đây có thể là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất bởi đã qua giai đoạn ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi của 3 tháng đầu. Tuy nhiên, việc xuất hiện những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Bậy những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu, nguy hiểm cho con yêu trong bụng không? Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên có những nguyên nhân là bình thường và có nguyên nhân là nguy hiểm mẹ bầu nên lưu ý. - Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 là bình thường + Do dây chằng liên kết các khớp xương đều bị kéo căng khi tử cung phát triển: do thay đổi tư thế đột ngột làm căng dây chằng khiến vùng bụng dưới đau nhói vài phút rồi thôi. + Nếu mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đó và lần mang thai này cách lần sinh trước đây chưa được 2 năm thì khi thai nhi phát triển trong tháng thứ 5, tử cung phát triển có thể làm các đường khâu cũ bị căng gây đau. + Tâm lý mang thai hồi hộp, lo lắng hoặc có những sang chấn trong đời sống sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng trên ở tháng thứ 5. + Do hiện tượng táo bón thai kỳ. Khi thai ngày càng lớn, tử cung phát triển gây chèn ép đến ruột, khiến ruột giảm khả năng vận động khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón cũng gây đau bụng. - Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên lưu ý + Bà bầu mắc 1 số căn bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh phụ khoa… gây ra tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên lưu ý. + Bà bầu bị viêm tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tụy. Ngoài đau bụng còn có dấu hiệu sốt, chóng mặt, buồn nôn. Trường hợp rất hiếm gặp nhưng nếu có cần nhanh chóng đưa thai phụ đi cấp cứu để nhanh chóng làm phẫu thuật nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. + Bong nhau thai khiến mẹ bầu đau bụng âm ỉ, lúc lại đau bụng dữ dội, kèm theo xuất huyết âm đạo là một tai biến sản khoa mẹ bầu cũng cần lưu ý nhanh chóng đi khám nếu đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5. 2. Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 nên làm gì? Mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng trên mẹ bầu nên bình tĩnh xem nguyên nhân và mức độ đau để có những nhận định chính xác và hợp lý. Tuy nhiên, ở giai đoạn này mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh việc đi lại lên cầu thang nhiều. - Hàng ngày bà bầu không nên vận động quá mạnh, làm việc quá sức khiến sức khỏe bị suy nhược. Tuy nhiên, cũng không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá nhiều sẽ bị chuột rút và đau mỏi cơ thể. Không đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. Đặc biệt mẹ bầu không được ngồi xổm, ngồi khom lưng. - Giữ tâm lý thoải mái, giành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc và đọc sách thai giáo. - Với trường hợp đau bụng nặng kèm theo các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân thực sự. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mang thai để tăng cường sức đề kháng giúp mẹ khỏe bé khỏe. Uống đủ nước, bổ sung chất xơ thường xuyên để hạn chế tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa ở bà bầu. - Tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ nhẹ, yoga, thiền thư giãn… 
0 bình luận / 26/02/2019


 ●
💓Chào các Mamiiiiiiiiiii Vì các Mami ngày ngày thảo luận diễn đàn rất chi là xôm tụ, chính vì thế với mục tiêu thành lập các góc chuyện trò hữu ích trên diễn đàn, tháng 11 này sẽ có 1 chương trình đặc biệt và cũng vô cùng đơn giản: TOPIC (chủ đề thảo luận) của Mami nào sôi động nhất? Mami nào làm chủ thớt lợi hại nhất 😊 THỂ LỆ - Các topic từ ngày 5/11 đến ngày 30/11 là hợp lệ - Mỗi Mami chỉ được đăng kí 1 topic - Mẹ chỉ được trả lời bình luận, không được tạo bình luận mới trong topic của mình - Kết quả chỉ tính số bình luận của topic, phần trả lời bình luận không được tính ạ! 👉Topic của mẹ chỉ cần có nội dung thuộc một trong các chủ đề sau: - Mang thai - Hôn nhân - Sức khỏe con yêu - Nuôi dạy con cái - Mua đồ cho bé - Góc ăn dặm - Mẹ chồng nàng dâu - Cho con bú 👉Các mẹ thành lập topic xong thì post TIÊU ĐỀ cùng LINK chủ đề (cách lấy link chủ đề mẹ xem dưới phần bình luận nha) và bình luận dưới post này để MamiTalk được biết nhé ^^ VÍ DỤ: Tên topic: Các mẹ ơi, các mẹ dùng sữa nào cho con thế? Link: https://www.mamibuy.com.vn/talk/forum/topic/327 🎁TIÊU CHÍ NHẬN GIẢI: 1. Topic sôi động nhất: BALO BỈM SỮA CHO MẸ YABIN - Vừa là balo, vừa là túi xách tay cực kì thời trang - Đựng được bỉm, sữa, chống nước tuyệt đối - Thời trang, tiện dụng, không phai màu, không dễ rách - Có ngăn giữ ấm bình sữa cho con 2. TOPIC sôi động thứ 2: BÔ CHO BÉ MYHEART TỪ TAIWAN - Đạt chứng nhận an toàn quốc tế, có thể tháo rời vệ sinh - Thiết kế y hệt bồn vệ sinh thật giúp bé học cách đi vệ sinh độc lập - Mỗi lần ấn nút xả nước (giả) sẽ có tiếng nhạc phát ra khiến bé vui thích khi ngồi bô - Cực kì an toàn, vững chắc, nhựa an toàn không độc hại 3. Topic sôi động thứ 3: BỘ CỐC NƯỚC + BÀN CHẢI + GẶM NƯỚU cho con - Ống hút mềm, nhựa an toàn không chứa hoá chất - Tay cầm giúp bé tập cầm nắm cốc và tự uống - Gặm nướu an không chứa bisphenol A, có hạt mát xa giúp bé làm sạch lợi - Bàn chải đánh răng được thử nghiệm an toàn SGS không có bisphenol A, dẻo, kim loại. - Thiết kế kép đánh răng và chà lưỡi dịu nhẹ, lông mềm mại, có nắp đậy vệ sinh. 4. Topic có hay, ý nghĩa nhất cho MamiBuy lựa chọn: NÔI XÁCH TAY CHO BÉ - Đứng đầu trong 10 sản phẩm tiện lợi nhất hiện nay về đồ dùng cho bé yêu - Có thể gấp gọn lại thành túi sách thời trang. - Có thanh đồ chơi cho bé. - Có thể dùng để cho bé ngủ, nằm chơi, và thay tã mọi lúc mọi nơi. - Dễ dàng mang theo khi đi chơi , đi du lịch… Thời gian tham gia: 5/11 đến 30/11 Thời gian công bố kết quả: 6/12/2018 💥Lưu ý: Rút kinh nghiệm từ các chương trình trước, hiện tại hệ thống website của MamiBuy có khả năng nhận diện các nick giả và các email không xác thực, nên nếu topic nào có trường hợp nick và email giả bình luận, MamiBuy xin phép không xét vào danh sách tham dự chương trình ạ, cảm ơn các mẹ nhiều rất nhiều ♥️ Nếu mẹ chưa biết sử dụng DIỄN ĐÀN thì xem tại đây nha:
77 bình luận / 05/11/2018

 ●
Trong thai kỳ, người phụ nữ phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả. Để vượt qua những khó khăn vất vả trong thai kỳ, mẹ cần biết cách chăm sóc bầu đúng cách. Những thay đổi của cơ thể đã khiến không ít người gặp phải tình trạng mụn nhọt, mụn trứng cá. Chính vì vậy, nhiều mẹ bầu đã thắc mắc có nên nặn mụn khi đang mang bầu không? Có nên nặn mụn khi mang thai không các mẹ bầu ơi! DJbSpGi Có nên nặn mụn khi đang mang bầu không? Khi tuyến bã nhờn tiết ra quá nhiều, làm bít lỗ chân lông sẽ gây ra mụn. Cũng chính là điều kiện vô cùng lý tưởng để các loại vi khuẩn P.Acnes trú ngụ dưới lỗ chân lông và hình thành nên nhân mụn. Đặc biệt trong thai kỳ, tình trạng mụn trên cơ thể phụ nữ hình thành nhiều hơn. Là do: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, làm tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn. Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng. Và chính điều này cũng là nguyên nhân hàng đầu hình thành mụn. Vậy, có nên nặn mụn khi đang mang bầu? Câu trả lời là không. Bời, đây là thời kì này làn da của bạn khá nhạy cảm. Nặn mụn có thể làm da bị tổn thương. Tình trạng mưng mủ, viêm nhiễm gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹo loại bỏ mụn khi mang thai an toàn hiệu quả cho bà bầu Cách trị mụn khi mang bầu bằng đu đủ hiệu quả Không chỉ mang lại nhiều dưỡng chất thiết yếu cho da mà đu đủ còn giúp hỗ trợ điều trị mụn cực an toàn và hiệu quả cho bà bầu. Nhờ hoạt chất papain cùng nhiều loại enzym, đắp mặt nạ đu đủ thường xuyên sẽ giúp sát khuẩn, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm của mụn và giúp da trắng sáng, mịn màng hơn. Cách thực hiện: Lấy 1 miếng đu đủ và 3 thìa sữa chua không đường. Cho toàn bộ vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Rồi lấy hỗn hợp đắp lên vùng da bị mụn trong khoảng 20 phút. Sau đó, rửa lại mặt một lần nữa bằng nước ấm để làm sạch và giúp các lỗ chân lông được thông thoáng. Thực hiện 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Cách trị mụn khi mang bầu bằng nước vo gạo hiệu quả Nước vo gạo là loại mỹ phẩm thiên nhiên có rất nhiều tác dụng cho da. Trong nó chứa nhiều vitamin A, B1, C, D cùng nhiều loại khoáng chất: magie, kẽm, kali,… Vì thế, thường xuyên rửa mặt với nước vo gạo sẽ giúp mẹ bầu sở hữu được làn da trắng mịn, sạch mụn. Cách thực hiện: Sử dụng vo gạo thu được rửa mặt 2-3 lần mỗi ngày để dưỡng da, loại bỏ mụn. Cách trị mụn khi mang bầu bằng củ đậu hiệu quả an toàn Có nên nặn mụn khi mang thai không các mẹ bầu ơi! RKEWsvs Trong củ đậu chứa nhiều pachyrhizon, rotenon và các vitamin quan trọng cho làn da như: vitamin B1 và vitamin C. Thêm vào đó, củ đậu còn dưỡng ẩm cho da nhờ 80-90% thành phần là nước. Với mẹ bầu đang sở hữu làn da mụn bị khô và nứt nẻ thì đây chính là sự lựa chọn thích hợp nhất. Cách thực hiện: Xay nhuyễn 1/2 củ đậu lột vỏ. Lấy cả phần nước và bã thoa đều lên da mặt. Chờ trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất thấm hết vào da. Mẹ bầu có thể áp dụng công thức này 3 lần/ tuần là tốt nhất. Trên đây những cách trị mụn cho bà bầu hiệu quả an toàn. Hi vọng,mẹ bầu chú ý để có cách chăm sóc da tốt nhất nhé! >> Xem thêm: Cách massage cho bà bầu giúp làm giảm đi tình trạng mệt mỏi đau nhức thai kỳ hiệu quả!
0 bình luận / 27/04/2020

 ●
Câu hỏi: Thưa bác sĩ! Tôi hiện đang có bầu ở tháng thứ 2 và được khuyên dùng viên bổ sung sắt bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh. Vậy nhưng quá trình uống sắt bổ sung tôi lại có dấu hiệu nóng trong người, nổi mụn rất khó chịu. Bác sĩ có thể cho tôi biết tại sao uống sắt lại gây nóng trong người và mọc mụn, cách khắc phục là gì? Cảm ơn bác sĩ. (Thu Thủy – Bắc Ninh) Trả lời: Thân chào bạn! Rất cảm ơn Thu Thủy đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về câu hỏi của bạn với thắc mắc: “Nguyên nhân nóng trong người và nổi mụn khi uống viên sắt bổ sung, cách khắc phục tình trạng trên là gì?”, xin được trả lời cụ thể như sau: Nguyên nhân dẫn đến uống bổ sung sắt lại bị nóng trong, mọc mụn? Enlarge this image Click to see fullsize Cùng bác sĩ giải đáp việc nóng trong, gây mọc mụn khi uống sắt ở mẹ bầu! Kham-t10 Uống sắt khi mang thai là hành động giúp bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ cũng như sự phát triển của bé sau này. Vậy nhưng quá trình bổ sung sắt, mẹ thường gặp phải các triệu chứng khó chịu. Không những nóng trong, mọc mụn, uống sắt bổ sung còn khiến mẹ gặp các vấn đề hệ tiêu hóa, nhiều nhất là táo bón. Nguyên nhân ở đây được lý giải bởi hai yếu tố: cơ thể mẹ và thành phần của thuốc Trong quá trình mang thai sự thay đổi về hormone trong cơ thể mẹ khiến ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn dẫn đến dễ bị táo bón. Bên cạnh đấy, hormone cũng là “thủ phạm” khiến mẹ thường có cảm giác nóng trong và nổi mụn, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, các triệu chứng nóng trong, nổi mụn hay táo bón đều có nguy cơ bị nặng hơn khi mẹ bầu dùng các viên uống bổ sung như sắt, canxi. Nguyên nhân là do thành phần các khoáng chất trong viên uống bổ sung không hấp thụ được vào cơ thể phải thải ra ngoài và trở thành gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón. Cũng chính vì lượng tồn dư khoáng chất này khiến cho mẹ cảm thấy nóng trong, bứt rứt khó chịu, mọc mụn. Còn phải nhắc đến nguyên nhân trong sản phẩm bổ sung có chứa thành phần kích ứng với cơ thể của mẹ. Cách khắc phục tình trạng nóng trong, mọc mụn do uống thuốc bổ sung sắt Để không bị nóng trong, mọc mụn khi uống thuốc bổ sung sắt, việc đầu tiên mẹ cần làm là nên thay đổi loại sắt phù hợp hơn với cơ thể, đặc biệt nên chú ý thành phần có trong viên sắt. Trên thực tế, những loại sắt gây tác dụng phụ nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt, khiến cơ thể có nguy cơ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể dù mẹ có uống bổ sung. Chọn thuốc sắt tốt giúp mẹ có thai kỳ an toàn Mẹ nên chọn sản phẩm sắt ở dạng hữu cơ uy tín, có thành phần là sắt hấp thu hiệu quả, được sản xuất theo công nghệ hiện đại, hỗ trợ hấp thu sắt tối đa mà không gây hại cho dạ dày. Ferrochel là dòng sắt ion thế hệ mới, có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng tại Châu Âu và trên thế giới. Sắt Ferrochel với cơ chế Albion được FDA chứng nhận an toàn, được cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) công nhận Ferrochel® là an toàn và khả dụng sinh học.. Ngoài ra, mẹ cũng cần có chế độ ăn hợp lý, ăn nhiều rau xanh cũng như các loại quả tốt cho bà bầu, uống nước đầy đủ và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để tránh các tác dụng phụ không mong muốn trong suốt thai kỳ. Trên đây bác sĩ đã giải đáp rõ ràng chị chị em về vấn đề nóng trong mọc mụn khi uống thuốc sắt khi mang thai. Để không gián đoạn việc bổ sung sắt khi mang thai mẹ bầu lưu ý hãy thực hiện đúng theo những lời khuyên của bác sĩ nhé! Cùng bác sĩ giải đáp việc nóng trong, gây mọc mụn khi uống sắt ở mẹ bầu! Hop_th10 Xem thêm: Viên sắt uống không gây táo bón để giúp mẹ bầu an tâm bổ sung sắt đầy đủ trong thai kỳ mà không lo gặp tình trạng khó chịu trong thai kỳ như táo bón nữa!
0 bình luận / 23/03/2020