Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bổ sung sắt và canxi sau sinh - Quan trọng nhưng rất nhiều mẹ lơ là!

  • Mẹ Cò 8,596 người đã xem
    5 tuổi 1 tháng

Nhiều bà mẹ chỉ chú trọng bổ sung sắt và canxi khi mang thai mà không chú tâm bổ sung sắt và canxi sau sinh nữa. Điều này có thể gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mà nhiều bà mẹ không biết được. Để hiểu rõ vấn đề này các mẹ cần tìm hiểu rõ việc thiếu hụt sắt và canxi sau sinh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như thế nào và nên bổ sung canxi và sắt sau sinh như thế nào, liều lượng ra sao?


Bổ sung sắt và canxi sau sinh - Quan trọng nhưng rất nhiều mẹ lơ là! U4fyrsb
Sắt và canxi là hai khoáng chất cần thiết ngay cả khi mang thai và cho con bú


Tại sao cần bổ sung sắt và canxi cho mẹ sau sinh?

Hầu hết các mẹ đều nghĩ trong quá trình mang thai mình đã bổ sung đấy đủ các chất này rồi. Nhưng mẹ lại quên rằng mình vừa trải qua cơn “vượt cạn” đầy nguy hiểm vì mất rất nhiều máu cho dù là sinh thường hay đẻ mổ. Lúc này, mẹ sẽ có hiện tượng thiếu máu thiếu sắt. Nếu không điều trị kịp thời nó sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ, tâm lý của mẹ.
Người mẹ lúc nào cũng thấy mệt mỏi, dễ bị cáu gắt, giảm vận động, stress và thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh. ảnh hưởng xấu đến cả sự phát triển của trẻ . Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ khiến việc chăm sóc con trở nên áp lực, không hiệu quả. Chính vì thế, việc bổ sung sắt trong giai đoạn này là cực kỳ cần thiết.

Theo khuyến nghị của viện dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu Canxi của phụ nữ cho con bú là 1000-1200 mg/ngày. Lý giải về điều này các chuyên gia cho rằng:

Trong thời kỳ cho con bú, nguồn Canxi mà bé nhận được chủ yếu sẽ là từ sữa mẹ. Thêm vào đó, việc cho con bú bằng sữa mẹ sẽ khiến mẹ mất rất nhiều Canxi (3-5%) trong vòng 2 năm đầu nuôi bé.
Mẹ thiếu canxi sẽ gặp các triệu chứng như đau lưng, rụng tóc… Mẹ có thể mắc bệnh thoái hóa xương khớp sớm, các khớp chân, tay, ống chân sẽ đau nhức, mỏi đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Nhất là khi ở độ tuổi từ 40 trở đi, mẹ sẽ bị loãng xương sớm, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Khi sức khỏe mẹ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến số lương cũng như chat lượng sữa cho con. Trẻ không được bú đủ lượng sữa có thể thiếu canxi, nhất là các trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trẻ thiếu canxi có các biểu hiện: còi cọc, chậm lớn, hay quay khóc…

Khi bổ sung sắt và canxi cho phụ nữ sau sinh - Mẹ cần lưu ý những điều gì?

Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc hay thực phẩm giàu sắt và canxi sau sinh bao gồm:



Nên uống canxi vào buổi sáng, sau ăn khoảng 1h và chia thành nhiều lần trong ngày.
Không ăn quá mặn vì có thể tăng thải canxi qua nước tiểu.
Không uống canxi với sữa và các chế phẩm của sữa vì dễ gây lắng đọng canxi tại ruột.
Hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu vì hai chất này khiến cho cơ thể khó hấp thu canxi.
Không nên uống chung canxi với sắt cùng lúc mà nên cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để tránh tương tác thuốc gây hạn chế hấp thụ.
Thuốc sắt cho bà bầu và mẹ sau sinh nên chọn loại sắt hữu cơ
Nên uống viên sắt 30 phút trước khi ăn sáng hoặc sau ăn sáng 1 tiếng đồng hồ để cơ thể được hấp thu tốt nhất.
Uống sắt kết hợp cùng nước cam hoặc sử dụng đồ ăn nhiều vitamin C như rau xanh nhất là súp lơ xanh, các loại quả kiwi, chanh, bưởi,
Mẹ cũng không được uống trà hay cà phê cùng bữa ăn hoặc khi bổ sung sắt để tránh lượng sắt không hấp thu được vào cơ thể.


Qua đây, chắc chắn các mẹ đã hiểu rõ sự cần thiết việc uống sắt và canxi sau sinh rồi. Qua đây hi vọng các mẹ bầu thật chú ý bổ sung sắt và canxi khi mang thai và cả thời gian sau sinh cho con bú nữa để mẹ luôn có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển toàn diện.

  • Chủ đề hot




 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018