Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

CẨM NANG BẢO VỆ BÉ TRONG MÙA DỊCH CÚM COVID-19 (CORONA)

  • Huyen.Nanakids 828 người đã xem
    Wind 5 tuổi 2 tháng

Làm cách nào để bảo vệ bé toàn diện trước đại dịch do chủng virut cúm Covid-19 đang hoành hành? Một vài cẩn nang bỏ túi sau đây sẽ cung cấp thêm kiến thức cần thiết cho bố mẹ.

Trong mùa dịch cúm do chủng virut Cúm Corona đang hoàng hành đe doạ sức khoẻ và tính mạng của con người, thì trẻ em chính là đối tượng dễ bị lây nhiễm và biến chứng nhất bởi sức đề kháng kém và hệ miễn dịch chưa được phát triển toàn diện. Vì thế, tại thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp cộng thêm thời tiết ẩm là điều kiện có lợi cho virut sinh sôi và phát triển, xin bố mẹ hãy đọc ngay những lưu ý quan trọng hỗ trợ bảo vệ và phòng tránh lây nhiễm COVID-19 đến trẻ
Làm thế nào để tránh lây nhiễm COVID-19 đến trẻ sơ sinh?
Chế độ dinh dưỡng của bé cần phải đầy đủ:
Sữa mẹ là nguồn thức ăn chủ yếu đối với trẻ sơ sinh, trong sữa mẹ có sẵn kháng thể tự nhiên, hỗ trợ tốt tuyệt đối trong quá trình tăng sức đề kháng cho trẻ. Vì thế, mẹ cần phải đảm bảo rằng bé luôn được cung cấp đủ lượng sữa mẹ cần thiết trong một ngày (trường hợp mẹ không có sữa, koong đủ sữa để cung cấp cho con, mẹ nên tìm loại sữa công thức có bổ sung kháng thể tương tự sữa mẹ).

Ở các bé đang trong độ tuổi ăn dặm, việc mẹ cần làm là nghiên cứu và cân bằng lượng thực phẩm rau, củ quả thịt mà trẻ ăn trong ngày so cho đầy đủ dinh dưỡng nhất. đừng quên cung cấp cho trẻ nước ấm thường xuyên.

Tự vệ sinh và phòng tránh cho bản thân mẹ và người thân xung quanh tiếp xúc gần với bé là cách hiệu quả để phòng tránh COVID – 19 cho trẻ:
Mẹ, ông bà, những người thường xuyên tiếp xúc với con là thành phần dễ lây cho bé nhất nếu bị bệnh. Vì thế mẹ cần hạn chế đến nơi đông người, tránh đi vào vùng công bố dịch hoặc đã có người nhiễm COVID-19, đeo khẩu trang y tế đúng cách khi ra ngoài, tránh chạm tay và đồ vật ở nơi công cộng. Thay quần áo, vệ sinh tay chân và toàn thân sau khi từ ngoài đường, nơi công cộng về nhà trước khi tiếp xúc với bé để phòng tránh lây, nhiễm, bảo vệ bé toàn diện.

Luôn giữ ấm cơ thể, giữ cho nhà cửa luôn khô thoáng, tránh cho bé chơi ở phòng kín bật máy lạnh nhiệt độ quá cao vì COVID -19 có khả năng suy yếu hẳn trong nhiệt độ ấm nóng. Cẩn thận hơn mẹ có thể lau sàn nhà, rửa đồ chơi của con bằng các loại nước sát khuẩn, giặt chăn gra gối nệm cho bé thường xuyên bằng nước ấm, sấy khô phơi khô trước khi thay chăn gra cho trẻ.

Đừng quên giường cũi bé sơ sinh và giường ngủ của con cũng cần được xit nước sát khẩu, lau chùi bằng cồn 70 độ thường xuyên nhất(5 ngày hoặc 1 tuần 1 lần, đặc biệt là trong mùa dịch)

Tránh tối đa việc ôm hôn hoặc để người lạ ôm hôn bé, bởi virut rất dễ lây qua giọt bắn. Chỉ cần vậy thôi mẹ đã giúp con hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cũng như các căn bệnh khác liên quan đến phổ và hệ hô hấp của bé.



Phòng tránh lây nhiễm COVID-19 cho trẻ khi đến trường
Giáo dục trẻ một vài kỹ năng cần thiết cho việc phòng, chống dịch bệnh:
Bắt buộc đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng hoặc ra ngoài đường, khi tiếp xúc với người ngoài gia đình trong phạm vi 2m:
Không như người lớn, trẻ con thường khó chịu là cảm thấy vướng vúi trong việc đẹo khẩu trang, vì thế việc mẹ cần làm là nhẹ nhàng chỉ bảo, hướng dẫn con chi tiết. Đối với bé lớn hơn, cha mẹ hãy nói ngắn gọn về tác dụng của việc đeo khẩu trang. Đừng quên phối hợp giữa thầy cô của bé và gia đình để trẻ có thể nhanh hiểu hơn về sự cần thiết của vấn đề này, cho bé xem tivi về các bản tin thời sự khuyến cáo nên đeo khẩu trang của Bộ Y Tế.

Uống nước ấm thường xuyên nhằm mục đích tránh khô họng.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn có cồn, bảo đảm thân thể luôn được sạch sẽ nhất.
Hỗ trợ trẻ làm quen với việc rửa tay dù ở bất kỳ đâu như nhà, khi đến lớp và sau khi chơi đồ chơi. Nếu như trước kia ở lớp trẻ thường rửa tay vào các thời điểm: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi về nhà thì việc rửa tay trong đợt cúm cần phải thực hiện nghiêm ngặt hơn nữa, thời gian đó chính là sau mỗi giờ học, hoặc sau khi cầm nắm đồ chơi xong.

  • Chủ đề hot



 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018