Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Kinh nghiệm cho trẻ ăn dặm

  • Màu Nắng 109,638 người đã xem
    Cún 6 tuổi

Hôm nay mình lang thang trên mạng và thấy bài viết này rất hay cùng chia sẻ với các mom ạ.
Dù mới hơn 8 tháng tuổi nhưng bé Kem đã có thể ăn dặm tất tần tật các món như người lớn và tự phục vụ mà không phải mẹ xúc hay đút.
Mới đây, chia sẻ của chị Lê Thị Huệ (24 tuổi, Hà Nội) đã khiến rất nhiều mẹ phải bất ngờ. Một phần là vì thực đơn ăn dặm mà chị chuẩn bị cực kỳ phong phú, đa dạng và bắt mắt. Một phần là vì thành tích đáng nể của con trai chị: “Bé mới 8 tháng rưỡi nhưng đã biết bốc nhón tốt, biết dùng dĩa, cắn, nhai thức ăn rất điêu luyện và chuyển tay khéo léo. Mỗi bữa ăn đều hào hứng và cực kỳ vui vẻ, dù chưa có răng nhưng cứ nhai bỏm bẻm như bà già nhai trầu. Đôi lúc con ọe khi cắn to, nhưng ngay sau đó liền biết tự điều chỉnh, cắn nhỏ trở lại. Nhờ vậy nên con đi đâu cũng được, ăn gì cũng tốt”.

Bà mẹ trẻ chia sẻ kinh nghiệm cho con ăn dặm cả thế giới” dù mới chỉ 8 tháng tuổi - Ảnh 1.
Có lẽ thành tích của hai mẹ con nhà Kem là mong ước của rất nhiều bà mẹ khi cho con ăn dặm.

Được biết, từ khi mang bầu, chị Huệ đã nghiên cứu rất nhiều sách, video về phương pháp ăn dặm cho con. Và chị đặc biệt thích phương pháp ăn dặm chỉ huy (BLW) khi dựa trên tinh thần là con có thể được thỏa sức khám phá, tìm tòi, phát triển các giác quan một cách tối ưu nhất.

Bà mẹ trẻ chia sẻ kinh nghiệm cho con ăn dặm cả thế giới” dù mới chỉ 8 tháng tuổi - Ảnh 2.
Bí đỏ được mẹ Kem chế biến thành bánh trông rất hấp dẫn.

Bà mẹ trẻ chia sẻ kinh nghiệm cho con ăn dặm cả thế giới” dù mới chỉ 8 tháng tuổi - Ảnh 3.
Thực đơn phong phú với cả ớt chuông và mướp đắng.

Bà mẹ trẻ chia sẻ kinh nghiệm cho con ăn dặm cả thế giới” dù mới chỉ 8 tháng tuổi - Ảnh 4.
Mỗi bữa ăn đều đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng. Riêng với món canh, chị Huệ sẽ nghiêng bát cho con húp hết nước và nhón tay bốc rau sau.

Ngay từ khi bé Kem được 6 tháng tuổi, chị Huệ đã bắt đầu hành trình cho con ăn dặm theo phương pháp BLW. Ban đầu, bé Kem làm quen với những món như củ quả luộc trong mâm cơm khi ngồi ăn với cả nhà. Sau đó khi thấy con đưa vào miệng chính xác, cắn đồ ăn và cũng nhai chóp chép như người lớn thì mẹ bé đã quyết định cho con ăn dặm BLW hoàn toàn.

Thời gian đầu, hai mẹ con bé Kem phải đối mặt với những áp lực xung quanh khi mọi người sợ bé hóc. Nhưng rồi sau một thời gian khi thấy thói quen ăn uống của bé Kem tốt và hào hứng thì ai cũng ủng hộ nhiệt tình.

Bà mẹ trẻ chia sẻ kinh nghiệm cho con ăn dặm cả thế giới” dù mới chỉ 8 tháng tuổi - Ảnh 5.
Bé Kem còn có thể ăn tốt cả món mướp đắng.

Khi được hỏi về bí quyết chế biến đồ ăn dặm cho con, chị Huệ chia sẻ: “Mình để ý từng bữa ăn của con để xem mức độ hứng thú của bé với các món ăn ra sao rồi điều chỉnh sang bữa sau. Mình cũng luôn chú trọng cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và rau củ, hoa quả. Mình thường nói đùa, cho con ăn dặm BLW là cho con ăn cả thế giới nên không ngại những món rất lạ với trẻ như ớt chuông, mướp đắng… để kích thích vị giác của con. Với những món chiên rán, mình sử dụng ít dầu nhất có thể, gần như chỉ là áp chảo và vặn lửa nhỏ nhất. Ngoài ra, mình cũng học nhiều trên mạng về cách trang trí đồ ăn thật bắt mắt cho con thêm hứng thú.”

Ban đầu, ở giai đoạn cầm nắm thì chị Huệ chuẩn bị món ăn cho con hầu hết đều cắt dạng que, kích thước bằng ngón tay trỏ. Các loại rau lá thì bỏ lá. Các loại củ quả trơn thì dùng dao lượn sóng cắt để giúp con dễ cầm hơn. Đến giai đoạn bốc nhón, chị sẽ cắt thức ăn nhỏ để con học bốc nhón.

Một điều chị cũng rất để ý khi mới cho con ăn thô là không nên cho con ăn nhiều hoa quả ngọt vì sẽ khiến con lệch về đồ ngọt, không chịu ăn củ quả khác có vị nhạt. Vậy nên chị chú trọng chọn các loại củ quả như cà rốt, su su, bí bầu... để con cân bằng được vị giác của mình hơn. Những loại rau củ cũng thường được chị chọn theo mùa để hạn chế tối đa thuốc trừ sâu và thuốc kích thích, bảo quản.
Để tránh hóc nghẹn cho bé Kem, chị Huệ luôn chú ý các nguyên tắc sau: "Để con ngồi thẳng, vững, không ngồi nghiêng ngả. Xem kỹ cách sơ cứu khi hóc nghẹn để kịp thời xử lý. Chế biến đồ ăn cho từng giai đoạn như cầm nắm, bốc nhón đúng kích thước. Cho con ăn cùng bố mẹ tạo thói quen và niềm vui ăn uống cho con. Không nô đùa, không hoảng hốt khi con có phản xạ ọe. Phân biệt rõ hóc nghẹn hay ọe phản xạ để can thiệp kịp thời. Để bé tự ăn, không hỗ trợ đút, nhồi ép bé ăn".

Nhờ có mẹ định hướng ngay từ đầu nên việc ăn uống với bé Kem rất thoải mái. Hiện tại, bé 8,5 tháng, có thể đi ăn nhà hàng với bố mẹ cả buổi mà vẫn rất hào hứng ngồi ghế ăn để thưởng thức các món, không hề quấy khóc.

  • Chủ đề hot




 ●
Là chủ đề hot nhất hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bỏ ti mẹ: bé quen bú bình, đầu ti me tụt, nhỏ quá, to quá, sữa mẹ xuống ko đều(nhiều quá, ít quá), mẹ mệt mỏi vì kích sữa... Nếu chẳng may bé ko chịu ti mẹ, thì mẹ cứ yên tâm kích sữa, giãn cữ xong xuôi đi. Sẽ nhanh thôi, miễn sao mẹ chuẩn bị tâm lý vững vàng, quyết tâm cho bé ti mẹ trở lại. Để tập cho bé ti mẹ trở lại, các mẹ phải kiên nhẫn, tin vào bản năng của mình, và của chính con mình: "Đói là phải ăn". Tuy nhiên tuyệt đối ko đc ép bé ti mẹ để bé có tâm lý "ám ảnh" sợ ti mẹ nhé. Cách làm cụ thể như sau: - Ngưng hẳn ko cho bé bú bình, để bé thực sự đói, mẹ thử bóp đầu ti rỉ ít sữa mẹ ra, đưa lại gần môi bé, theo dõi phản ứng của bé, lặp lại vài lần như thế, nếu con vẫn ko chịu ti mẹ thì đút sữa bằng thìa cho bé, chỉ cần vài thìa thôi để coi như bé đỡ đói chút thôi. tiếp tục âu yếm, bế nựng bé dù bé có khóc đòi bình. nếu bé vẫn khóc lặp lại quy trình trên. - Tuyệt đối ko cho bé ti giả trong giai đoạn này. - Bé sẽ đủ no, nhưng bé vẫn có nhu cầu đc mút ti, hãy kiên nhẫn chờ đợi, sẽ đến thời điểm bé sẵn sàng để đc mút ti mẹ. - Để biết bé đã muốn ti mẹ lại hay chưa, mẹ hãy chủ động liên tục gần bé, âu yếm bé, nếu bé đã sẵn sàng bé sẽ chủ động tìm ti mẹ, nếu chưa, mẹ hãy lặp lại quá trình này vào những lần sau. Cũng như kích sữa, bí quyết thành công vẫn là sự "kiên trì" . Phải xác định là bé rất "ghê ghớm", bé sẽ biết phản ứng lại, đòi hỏi thứ mình muốn. mẹ hãy xác định tâm lý trc cùng gia đình để cả nhà cùng chiến đấu với con. Đừng vì lo sợ con đói mà thương con quá, nhét cho con 1 cữ bình là coi như thời gian mấy tiếng trc đó thành công cốc đó nha! -Bé ti mẹ có nhiều lợi ích: đêm hôm mẹ đỡ phải vất vả vắt sữa, hâm sữa...mẹ hạn chế đc tình trạng tắc tia sữa, sữa ấm nóng, khả năng sản sinh kháng thể cao hơn, gia tăng tình cảm mẹ con nữa... vì thế cố gắng tập đi các mẹ nhé! ko bao giờ là muộn cả!
14 bình luận / 28/08/2018