Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Dịch bệnh tay chân miệng

  • gia đình là số 1 125,092 người đã xem
    Phúc An 13 tuổi 4 tháng
    An Nhiên 8 tuổi 4 tháng

Mấy hôm nay toàn nghe đến dịch bệnh tay chân miệng. Mình đang có con trong độ tuổi dễ bị lây bệnh và nhiễm bệnh nên mình rất lo. Và tìm hiểu thấy có chia sẻ này hay nên cop về chia sẻ cùng các mom.
Dịch tay chân miêng nguy cơ bùng phát và kéo dài
Một số thông tin để cha mẹ biết cách phòng tránh hay nhận biết, xử trí và chăm sóc khi trẻ bị tay chân miệng.
1. Nhận biết: cha mẹ nên quan sát những bất thường của trẻ.
Cụ thể, với những trẻ nhiễm bệnh, sau 2-4 ngày sẽ có biểu hiện sốt 38-39 độ C, kém ăn, mệt mỏi, đau họng. 1-2 ngày sau đó, trẻ sẽ đau ở miệng, nhìn thấy các vết đỏ rộp lên, có thể gây loét. Thương tổn thường thấy ở lưỡi, lợi răng và mặt trong niêm mạc má, đồng thời xuất hiện các ban đỏ ở da, không ngứa, có thể có mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi ở mông.
2. Xử trí và chăm sóc
- Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Ở giai đoạn sớm, có thể điều trị cho trẻ tại nhà bằng thuốc hạ sốt paracetamol, uống bù nước và dung dịch oresol. Dùng kèm dung dịch sát khuẩn như xanhmethylen, milian, zytee, kamistad… cho các vết loét.
- Khi trẻ có dấu hiệu bệnh trở nặng như sốt cao, li bì, nôn… nên đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh để được theo dõi và điều trị kịp thời.
với bệnh tay chân miệng, cha mẹ KHÔNG TỰ Ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ vì có thể làm cho bệnh nặng hơn và tạo nên tình trạng kháng thuốc.
3. Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ:
- Vệ sinh cá nhân và dạy trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi ăn uống.
- Vệ sinh môi trường sống và những vật dụng tiếp xúc hàng ngày sạch sẽ
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh
- Khi trẻ mắc bệnh, tuyệt đối không đưa đến lớp học hoặc những chỗ đông người.
- Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh.

  • Chủ đề hot



 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018