Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Làm thế nào để sau khi cho con bú không bị ngực xệ như ''mướp già quá lứa"?

Cho con bú là một thiên chức lớn lao của bất cứ người mẹ nào. Song, nhiều mẹ cũng sẽ băn khoăn, phải làm thế nào để bảo vệ ngực khỏi chảy xệ sau giai đoạn cho con bú?

Cho con bú là một thiên chức lớn lao của bất cứ người mẹ nào. Song, nhiều mẹ cũng sẽ băn khoăn, phải làm thế nào để bảo vệ ngực khỏi chảy xệ sau giai đoạn cho con bú?     Nguyên nhân khiến ngực bị chảy xệ sau giai đoạn cho con bú Cấu trúc ngực chủ yếu là các mô mỡ. Trong quá trình mang thai và cho con bú, các ống dẫn sữa phát triển mạnh, điều này không chỉ khiến ngực giãn nở, rạn da mà còn chèn ép các mô mỡ. Điều này khiến cho sau khi cai sữa, bầu ngực của người mẹ bị teo nhỏ, xập xệ, da ngực trùng nhão, không còn giữ được sự tròn trịa, săn chắc như thời con gái.   Ngoài ra, ngực chảy xệ sau sinh còn do mẹ cho con bú sai tư thế, hoặc do mẹ không mặc áo ngực khiến vòng 1 không được nâng đỡ và gây nên tình trạng ngực chảy xệ sau sinh.   Cách khắc phục ngực chảy xệ sau giai đoạn cho con bú 1. Luôn mặc áo ngực để nâng đỡ ngực Nhiều mẹ hay để ngực “thả rông” sau sinh để tiện cho con bú. Đây chính là sai lầm khiến ngực xuống cấp nhanh chóng. Bầu ngực của mẹ chứa nhiều sữa và xung huyết, nếu không được nâng đỡ rất dễ bị chảy xệ. Do đó, mẹ cần mặc áo ngực liên tục để giữ dáng cho núi đôi, đồng thời cũng tiện cho bé bú hơn.     Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phụ nữ sau sinh không mặc áo lót có gọng kim loại. Nếu bắt buộc chỉ sử dụng không quá 2h mỗi ngày để không ảnh hưởng đến bầu sữa. Hiện nay có rất nhiều loại áo ngực được thiết kế riêng để phục vụ các mẹ cho con bú, mẹ hãy chọn loại áo ngực phù hợp với mình và luôn coi nó là “người bạn đồng hành” nhé!   2. Massage ngực hàng ngày Massage có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, gia tăng độ đàn hồi của cơ ngực và tăng cường các mô liên kết ở ngực, từ đó giúp bầu ngực săn chắc. Bởi vậy, massage là một trong những cách “cứu vãn” bộ ngực chảy xệ sau giai đoạn cho con bú.     Cách thực hiện: xoa bóp nhẹ bầu ngực từ dưới lên trên, sau đó dùng lòng bàn tay xoay tròn xung quanh vùng dưới cánh tay, tiếp đến tập trung vào khoảng giữa xương đòn và núm vú, mỗi động tác thực hiện trong 1 - 2 phút.   3. Tập thể dục thường xuyên Bơi là cách tốt nhất để khiến vòng 1 săn chắc. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tập những bài tập giúp cải thiện núi đôi dưới đây: - Xoay tay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, 8-10 lần quay mỗi chiều, thực hiện 10 set mỗi ngày. - Nằm ngửa trên ghế, hai chân đặt xuống sàn. Hai tay cầm tạ, đưa lên xuống. Hít ra thở vào, kéo căng các cơ. Thực hiện 20 lần. - Chống đẩy: Đứng trước bức tường, cách xa một đoạn bằng chiều dài cánh tay. Đặt lòng bàn tay lên tưởng, chống đẩy liên tục 10 lần. Thực hiện 20 set mỗi ngày. 4. Cho con bú đúng tư thế Tư thế cho bé bú tốt nhất là người mẹ ngồi thoải mái trên ghế, nếu sức khỏe mẹ yếu thì mẹ có thể nằm trên giường và bé nằm nghiêng bên cạnh để bú. Khi cho bé bú, hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và chân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào người mẹ, mẹ dùng tay nâng cả bầu vú về phía miệng bé.     Nếu mẹ hút sữa bằng máy cho con ti bình, cần chú ý giữ bình hút và phễu hút đứng thẳng, cố gắng nâng phễu hút ngang với bầu ngực. Tránh để phễu hút giật bầu ngực xuống dưới, lâu dần sẽ bị xệ ngực.   5. Bổ sung nhiều estrogen qua việc ăn uống Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, không chỉ giúp cơ thể khoẻ mạnh mà còn giúp các mẹ cải thiện vòng 1 chảy xệ sau sinh. Thực phẩm giàu estrogen vừa kích thích tuyến sữa phát triển vừa giúp bộ ngực luôn săn chắc hơn. Để hấp thu được nhiều estrogen thông qua chế độ ăn uống, các mẹ nên ăn nhiều các loại thực phẩm từ các loại đậu như: Đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, lạc, vừng, ngũ cốc nguyên hạt, bắp cải, súp lơ và bổ sung nhiều các loại trái cây, rau xanh khác. Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế ăn chất béo động vật.     6. Cai sữa đúng thời điểm Cai sữa đúng cách cũng góp phần rất lớn để bảo vệ ngực khỏi chảy xệ sau giai đoạn cho con bú. Thời điểm cai sữa hợp lý nhất là khi trẻ 1,5 - 2 tuổi. Thời gian này, nhu cầu sữa của trẻ đã ít đi và ngực của mẹ không phải bị “sốc” khi sữa đột ngột hết hẳn. Các dây chẳng có thời gian để đàn hồi và các mô bắt đầu co lại từ từ.