Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và cách phòng tránh!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là bệnh lý phổ biến và hầu hết trẻ nhỏ nào cũng gặp ngay từ lúc còn sơ sinh. Rối loại tiêu hóa tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nên tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Cách chăm sóc và trị dứt điểm bệnh không khó, chỉ cần cha mẹ có kiến thức cơ bản và kiên trì.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là bệnh lý phổ biến và hầu hết trẻ nhỏ nào cũng gặp ngay từ lúc còn sơ sinh. Rối loại tiêu hóa tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nên tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Cách chăm sóc và trị dứt điểm bệnh không khó, chỉ cần cha mẹ có kiến thức cơ bản và kiên trì. 1. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa - Do chế độ ăn uống không hợp lí - Do môi trường sống bị ô nhiễm - Do không giữ vệ sinh chân tay sạch sẽ - Do dùng kháng sinh không đúng cách   2. Cách phòng tránh   - Giữ gìn vệ sinh cho trẻ: + Thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn; tắm rửa cho trẻ hằng ngày. +Tập cho trẻ thói quen không mút tay, không đưa đồ chơi lên miệng. + Vệ sinh môi trường sống của trẻ thường xuyên. Nhà cửa phải thông thoáng và sạch sẽ. Đặc biệt những đồ vật bé thường tiếp xúc: Đồ chơi, điều khiển ti vi,.. - Chế độ ăn uống đầy đủ:  + Nếu trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm nên cho bé ăn theo nguyên tắc: Ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm… + Ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như gạo tẻ trắng, thịt lườn gà, thịt thăn lợn, cà rốt, khoai tây…. + Không ép trẻ ăn quá nhiều nhất là các chất đạm và chất béo. Mẹ cần lựa chọn thực phẩm an toàn và chế biến cẩn thận.  + Chú ý các loại sữa. Cần cho trẻ bú nhiều hơn.   - Một số lưu ý khác: + Tập cho trẻ ăn đúng giờ và đúng bữa. + Cho bé uống uống nhiều nước nếu bé bị tiêu chảy mẹ có thể cho bé uống nước cháo gạo, uống nước cà rốt nấu, oresol. Tránh các thức ăn làm trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá… + Loại trừ chứng rối loạn tiêu hóa bằng cách bổ sung men vi sinh có lợi để cân bằng hệ miễn dịch để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. + Cung cấp kẽm và a-xít folic để khôi phục vị giác, giúp trẻ  có được cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng. + Cung cấp các loại vitamin và a-xít amin thiết yếu giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn có trong: Rau: Mồng tơi, rau khoai lang, rau má, đậu bắp, giá đỗ.. Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam, chuối... Củ: củ cải trắng, bí đỏ, khoai tây, khoai lang Các loại đậu đỗ: Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ... Chúc các bé có một hệ tiêu hóa khỏe.