Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Trẻ em uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Chúng ta đều biết rằng một người trưởng thành cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để bù lại lượng nước mất đi khi hít thở, toát mồ hôi và đi vệ sinh. Vậy với trẻ em thì bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? Uống thiếu chắc chắn sẽ hại sức khỏe, vậy nếu uống thừa thì sao? MamiBuy sẽ cùng các mẹ tìm hiểu nhé

Chúng ta đều biết rằng một người trưởng thành cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để bù lại lượng nước mất đi khi hít thở, toát mồ hôi và đi vệ sinh. Vậy với trẻ em thì bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? Uống thiếu chắc chắn sẽ hại sức khỏe, vậy nếu uống thừa thì sao? MamiBuy sẽ cùng các mẹ tìm hiểu nhé!   Với trẻ sơ sinh, một ngụm nước cũng nguy hiểm! Ai cũng biết nước vô cùng quan trọng với con người, chúng ta cần bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể. Và khi chăm sóc trẻ sơ sinh, nhiều ông bà cha mẹ cũng áp dụng suy nghĩ này. Tuy nhiên đây là một sai lầm lớn! Chất lỏng duy nhất mà trẻ dưới 6 tháng tuổi cần uống khi khát (và khi đói) là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sữa mẹ chứa tới 88% nước, và sữa công thức cũng pha bằng nước, đây chính là nguồn cung cấp nước thường xuyên và đầy đủ cho cơ thể của bé. Cơ thể người trưởng thành khỏe mạnh chứa khoảng 60% nước, nhưng với trẻ sơ sinh tỷ lệ này lên tới 75%. Chính vì thế các bé KHÔNG cần uống thêm nước khi đã có sữa nuôi dưỡng. Thận của chúng ta có giới hạn cho lượng nước dung nạp, và nếu quá giới hạn này, lượng nước dư thừa sẽ thấm ngược lại máu và gây ra những tổn hại sức khỏe không hề nhỏ. Và mẹ nghĩ xem, với hai quả thận bé xíu, tính năng lọc nước từ máu còn chưa hoàn thiện, thì nếu phải chịu áp lực từ lượng nước hấp thụ thừa sẽ gây hại đến thế nào. Và hoàn toàn không phóng đại khi nói việc này còn có thể nguy hiểm đến tính mạng của con trẻ.   "Ngộ độc nước" là hoàn toàn có thật Chắc hẳn nhiều phụ huynh sẽ rất "sốc" khi biết rằng nước cũng có thể gây ngộ độc - khi lượng nước dư thừa tồn đọng trong cơ thể quá nhiều, vượt quá khả năng lọc ít ỏi của thận, chúng sẽ thấm ngược vào máu và hòa tan sodium. Thiếu hụt sodium sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ. Vì vậy nên triệu chứng ban đầu của ngộ độc nước chính là quấy khóc, ngủ li bì và các dấu hiệu thần kinh khác. Ngoài ra bé còn có thể bị hạ thân nhiệt (xuống dưới 36 độ C, mặt sưng phù và động kinh. Nguy hiểm không chỉ đến từ việc cố cho con uống nước, nhiều bố mẹ còn vô cùng sai lầm khi pha sữa công thức quá loãng, sai tỉ lệ, khiến con hấp thụ thừa nước. Ngoài ra con còn có thể bị uống nước trong bồn tắm, bể bơi... Thiếu dinh dưỡng là mối nguy thứ hai mà lượng nước thừa gây ra. Dung tích dạ dày của trẻ có hạn. Nếu một lượng nước (dủ rất nhỏ) cũng đã làm con đầy bụng, thì đâu còn chỗ để hấp thụ các chất dinh dưỡng từ sữa. Lâu dài việc này dẫn đến suy dinh dưỡng và một số vấn đề như tăng cân chậm, lười ăn.   Khi nào thì con bị thiếu nước? Chừng nào bé sơ sinh vẫn khỏe mạnh, ăn uống tốt và tăng cân đều đặn thì bố mẹ hoàn toàn không nên cho con uống nước nhé. Con hoàn toàn KHÔNG bị thiếu nước đâu bố mẹ ạ! Ngoại lệ duy nhất là khi con bị sốt, cảm, nôn mửa, tiêu chảy... Các dấu hiệu mất nước là đi vệ sinh ít hơn bình thường, mệt lả và lịm đi, khóc không ra nước mắt, hay thóp bị lõm xuống. Ngay cả trong trường hợp bé bị mất nước thì cũng phải bổ sung với liều lượng hợp lý và từ từ theo chỉ định của bác sĩ.    Trẻ bắt đầu được uống nước khi nào? Với trẻ trên 6 tháng đã bắt đầu ăn dặm và vẫn tiếp tục bú mẹ hoặc bú bình, thì có thể bổ sung một lượng nhỏ nước sau mỗi bữa ăn.   Chi tiết về lượng nước hợp lý cho mỗi độ tuổi của bé như sau: ĐỘ TUỔI LƯỢNG NƯỚC GỢI Ý MỖI NGÀY 0-6 tháng tuổi Không bổ sung nước 6-12 tháng tuổi - Trẻ ăn sữa mẹ vẫn không cần bổ sung. - Trẻ ăn sữa công thức: trung bình 60ml - 120ml mỗi ngày. Sữa vẫn là đồ uống chính của trẻ đến khi tròn 1 tuổi. - Có thể tính lượng nước (tính cả sữa) theo công thức 100ml trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ trẻ 8kg mà chỉ uống 600ml sữa một ngày thì sẽ cần 200ml nước bổ sung (nước trái cây, nước rau, cháo ăn dặm...) Trên 1 tuổi Có thể bắt đầu uống nước theo nhu cầu. - Trẻ vẫn bú mẹ: phụ thuộc vào tần suất và lượng sữa bú. - Trẻ vẫn cần uống sữa nhiều hơn các loại nước uống khác. - Có thể tính theo công thức: 1 lít nước / 10kg trọng lượng cơ thể, nếu bé hơn 10kg thì mỗi kg thêm 50ml nước (bao gồm cả sữa, thức ăn và nước hoa quả...) Trên 10 tuổi Uống bằng người lớn (trung bình 2 - 2.5 lít mỗi ngày).   Tập cho con uống nước Từ 6 tháng tuổi trở đi, khi nước đã trở nên an toàn hơn với sức khỏe của bé, cha mẹ có thể bắt đầu tập cho con uống nước. Hãy chậm rãi và kiên nhẫn với con mami nhé, vì có thể thời gian đầu con không dễ dàng làm quen với vị của nước - và đây chỉ là bài học mới, chứ không phải lượng nước thực sự cần bổ sung. Mẹ có thể cho con sử dụng các loại cốc/ bình tập uống thiết kế dành riêng cho bé, rồi dần dần uống bằng cốc, ống hút, thậm chí có thể tu bằng chai. Đến khi con lớn hơn, mẹ cũng nên chú ý giúp con hình thành thói quen uống nước chia đều trong ngày, không đợi đến khi khát quá mới uống, không uống quá nhiều một lúc, và hạn chế tối đa đồ uống nhiều đường, nước có ga, cà phê, nước tăng lực... gây đầy bụng, biếng ăn và béo phì nhé. Chúc các bé yêu của mami hay ăn chóng lớn!