Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Các chuyên gia ra tay giúp mẹ bắt sóng những cơn khủng khoảng tuổi lên 3!

Đi làm cả ngày mệt mỏi, có chút xíu thời gian tối ở nhà thì phải đối mặt với một “người lạ” 3 tuổi vừa cứng đầu, vừa nói như cái máy, vừa đu bám quanh chân. Vui thì thôi mà không vui thì “người lạ” dỗi hờn, lăn ra khóc lóc thảm thiết, lăn lộn, giãy giụa… chẳng cần có lấy một nửa lý do. Thật, không c

Đi làm cả ngày mệt mỏi, có chút xíu thời gian tối ở nhà thì phải đối mặt với một “người lạ” 3 tuổi vừa cứng đầu, vừa nói như cái máy, vừa đu bám quanh chân. Vui thì thôi mà không vui thì “người lạ” dỗi hờn, lăn ra khóc lóc thảm thiết, lăn lộn, giãy giụa… chẳng cần có lấy một nửa lý do. Thật, không có gì bức bối hơn! Làm thế nào để đối phó với cơn ăn vạ không hồi kết này đây? Hãy tham khảo một vài chia sẻ từ các chuyên gia tâm lý, mẹ sẽ biết cách xoa dịu tình hình ngay lập tức.   Thạc sĩ Tô Nhi A, chuyên gia Tâm lý, giảng viên Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM cho biết, tuổi lên 3 là giai đoạn khủng hoảng đầu tiên trong các mốc khủng hoảng quan trọng của đời người (gồm lên 3, dậy thì và tuổi về già). Điểm mốc này có thể đến sớm hơn, muộn hơn hoặc đúng lúc trẻ lên 3 tuổi, tùy vào sự phát triển tâm lý của mỗi đứa trẻ. Thế nên, có những trẻ chỉ mới hơn 2 tuổi đã rất rắc rối nhưng có những trẻ gần 4 tuổi mới "chướng". Ở tuổi này, bé trải qua những thay đổi về cả tâm lý và thể chất. Bé khát khao được độc lập, tự làm việc và muốn thể hiện quyền lực của mình bằng hai từ cửa miệng “không” và “của con”. Ngôn ngữ bé sử dụng được lúc này rất đơn giản và thuần khiết, kho từ vựng còn hạn chế, không đủ để thu hút sự chú ý của người lớn, không giải phóng được những giận dữ trong lòng bé. Vì thế bé phải giải tỏa bằng những hành động mạnh mẽ như gào khóc, giãy đạp, đấm đá, cắn, cấu, la hét, ném đồ đạc...   Đôi khi các bậc phụ huynh rất xót xa, thậm chí là sợ khi nghe các con khóc. Hễ nghe tiếng mè nheo là đau đầu, sốt ruột. Vì vậy, bố mẹ thường vội vàng chiều theo ý của con để chúng ngừng khóc. Nhiều lần như vậy, trẻ sẽ nhận biết được ‘vũ khí’ lợi hại này và thường xuyên sử dụng nó để ‘uy hiếp’ bố mẹ. Chỉ cần bố mẹ mềm lòng là những em bé ngoan lập tức biến thành “nhóc trùm”. Vậy nên, bố mẹ cũng phải trang bị một vài miếng võ để vô hiệu hóa những chiêu trò của các bé.   Phớt lờ khi bé làm mình làm mẩy Theo Chuyên gia tâm lý Trần Thị Ái Liên, Diễn giả của loạt hội thảo dành cho cha mẹ như Kỷ luật không nước mắt, Cha mẹ am hiểu, Giúp con yêu đọc sách,..., sai lầm chính của cha mẹ chính là chỉ quan tâm khi con có hành động xấu. Khi trẻ ăn vạ, khóc lóc, cha mẹ thường cố gắng dỗ dành, giải thích hoặc răn đe ngay lập tức. Tất cả những phản ứng đó đối với trẻ lúc này chỉ có ý nghĩa là “được quan tâm”. Hãy thử làm ngược lại, tỏ thái độ phớt lờ hành động của bé. Tốt nhất bạn nên để con khóc thoải mái, không dỗ dành, không quát mắng. Cha mẹ hãy ở gần bé, nhìn bé với nét mặt thản nhiên và nói là con khóc xong mình sẽ chơi tiếp. Càng quát mắng con sẽ càng chống đối, thậm chí học theo thói la hét của bố mẹ. Bạn cứ yên chí rằng con sẽ không thể khóc được mãi và trong lúc khóc bé vẫn tò mò quan sát thái độ của cha mẹ. Lúc đó cha mẹ hãy bày trò chơi ra để đánh lạc hướng và con sẽ quên mất là mình đang ăn vạ.   Trong một buổi hội thảo chuyên đề về chăm sóc trẻ trong độ tuổi khủng hoảng, TS. Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng có cùng quan điểm, bố mẹ phải lờ đi mỗi khi con gào khóc vì hờn dỗi. Không những thế, nếu con tăng cấp độ từ khóc lóc lên thành hành động đánh đấm, cào cấu, ném hay đập phá đồ đạc, bố mẹ phải lạnh lùng bế con vào phòng riêng, hoặc cho con đứng ra một góc, tránh sự can thiệp từ mọi người xung quanh. Bố mẹ hãy dọn dẹp để đảm bảo không có gì gây nguy hiểm cho con; không để con bị nóng hay lạnh quá. Các bé tinh ranh rất biết “dọa” cha mẹ bằng cách giả vờ nôn ọe. Lúc này, bố mẹ hãy chuẩn bị chậu để hứng và khăn để lau nhưng để nguyên đó cho con tự xử lý. Sau đó, bố mẹ làm việc riêng của mình như đọc sách, nghe nhạc, viết lách… Chú ý, không được nhìn con. Nếu muốn quan sát con, hãy nhìn qua gương hoặc đồ gì đó phản chiếu.   Nếu con đứng dậy, xông vào đấm đá bố mẹ thì đương nhiên phải kháng cự. Hai chân bố mẹ gập lại, úp mặt vào đầu gối, vòng tay ôm qua chân. Lúc này, con có cấu xé, lôi kéo sự chú ý của cha mẹ thì cha mẹ cũng phải mặc kệ. Cố gắng giữ nguyên tư thế ngồi như vậy cho đến khi con tự nín. Sau khi con đã nín khóc và quên chuyện ăn vạ, bố mẹ không giáo huấn, bởi lúc này trẻ vẫn chưa thể hiểu những lời phân tích, dạy dỗ. Chỉ cần con hiểu rằng, hành động xấu sẽ không được bố mẹ chú ý. Sau vài lần thử nghiệm không thành công, “nhóc trùm” sẽ đủ khôn ngoan để hiểu chuyện hơn.   Giúp bé gọi tên các cảm xúc tiêu cực để giải tỏa tâm lý Mặc dù vậy, cha mẹ không nên bỏ qua hẳn chuyện này. Khi bé đã vui vẻ trở lại, bạn hãy ôm bé và nói lại chuyện vừa xảy ra. Bé nổi giận chẳng qua do không biết cách kiểm soát cảm xúc và không thể bày tỏ mong muốn bằng lời. Nếu hướng dẫn bé cách gọi tên cảm xúc và biểu đạt suy nghĩ, bé sẽ dần học được cách giữ điềm tĩnh. Bạn hãy nói với con rằng bạn hoàn toàn hiểu được cảm giác của bé, và gợi ý bé bộc lộ những khó chịu thành lời. Ví dụ như: con bực tức vì đồ ăn không phải món con thích đúng không, con xấu hổ khi bị trêu, hay con buồn vì mẹ không ôm con... Như vậy bé sẽ học được cách thể hiện cảm xúc bằng lời nói. Cuối cùng hãy cười và nói với con: “Lần sau, con bình tĩnh và nói cho mẹ biết con muốn gì, con cảm thấy thế nào, không cần phải vất vả khóc lóc nữa nhé”.   Hướng sự tập trung của bé vào những cử chỉ đẹp bằng cách khen ngợi Với bất kỳ cử chỉ, lời nói nào của con mà đẹp, đúng chừng mực, bạn hãy bắt thật trúng và lấy đó làm cơ hội để khen bé. Chúng bao gồm cả việc bé có thể kiềm chế cảm xúc của mình bằng cách vẫn khóc nhưng nhanh nín hơn, ngừng khóc, không có hành động xấu, hoặc tự bật ra được là con buồn, con tức, con giận…   Thực hiện lời khen ngay lập tức (hoặc sớm nhất có thể), thật cụ thể và nhiệt tình sẽ hơn trăm vạn lời dạy dỗ. Tuyệt đối không khen kiểu hờ hững cho có nhé các mẹ. Không nên khen: con giỏi quá, con ngoan quá; mà phải là: con tự nín khóc giỏi quá, con nhường bạn đồ chơi ngoan quá, mẹ khen con biết xin phép mẹ nhé… Hơn thế nữa, nếu lời khen đi kèm một cái thơm thật kêu, một cái vỗ tay “yeahh..” thật hào hứng thì sự kiện đó sẽ ghi dấu ấn sâu đậm trong bé, khuyến khích cổ vũ bé. Dần dần thành thói quen, những hành vi bạo lực, suy nghĩ tiêu cực sẽ được kiểm soát và giảm đi rõ rệt.   Với những cơn thịnh nộ của bé, hãy bủa vây chúng bằng kinh nghiệm làm cha mẹ của mình. Mỗi khi bé chuẩn bị ăn vạ, mẹ hãy gợi ý con bộc lộ suy nghĩ bằng các câu trấn an và hỏi như: Con bình tĩnh, mẹ đang nghe con nói; Con cảm thấy thế nào; Con tức giận vì (nêu ra sự việc càng cụ thể càng tốt) phải không?... Để cùng bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, cha mẹ không được phép nhượng bộ, phải sắt đá, cương quyết nhưng không quên thể hiện sự thấu hiểu con trẻ. Đồng hành cùng con là quá trình gian nan nhưng cũng tràn đầy hạnh phúc khi nhìn các con lớn lên mạnh mẽ từng ngày.