Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh - những điều bố mẹ cần chú ý!

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh từ khi mới sinh ra đến khi tròn 1 tuổi cực kì quan trọng, giấc ngủ không chỉ giúp bé phát triển não bộ mà còn giúp bé thư giãn và tái tạo năng lượng. Bé có thể ngủ bất cứ lúc nào, ở nhà hay đang đi chơi, ban ngày hay ban đêm. Chính vì thế cha mẹ cần phải chăm sóc giấc ngủ để

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh từ khi mới sinh ra đến khi tròn 1 tuổi cực kì quan trọng, giấc ngủ không chỉ giúp bé phát triển não bộ mà còn giúp bé thư giãn và tái tạo năng lượng. Bé có thể ngủ bất cứ lúc nào, ở nhà hay đang đi chơi, ban ngày hay ban đêm. Chính vì thế cha mẹ cần phải chăm sóc giấc ngủ để con được tròn giấc, lớn khỏe mỗi ngày.   Những điều nên và không nên làm đối với giấc ngủ của trẻ   1. Nhận biết dấu hiệu trẻ buồn ngủ: Dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất là bé ngáp. Bên cạnh đó, bé còn có thể khóc gắt ngủ, lười vận động, dùng tay dụi mắt. Nếu mẹ bỏ qua giai đoạn trẻ dễ đi vào giấc ngủ này, cơ thể bé sẽ không tiết ra chất melatonin để dịu lại nữa. Thay vào đó, tuyến thượng thận sẽ tiết ra hooc môn cortisol khiến bé bị căng thẳng và khó đi vào giấc ngủ sâu. Đôi khi, trẻ sơ sinh thường khó ngủ, hay giật mình nên càng khó đi vào giấc ngủ hơn. Vì vậy mẹ cần phải chú ý đến những dấu hiệu đơn giản này.   2. Biết thời gian ngủ của trẻ Trong một tháng sau khi sinh, trẻ thường ngủ từ 16-18 tiếng mỗi ngày, chỉ thức dậy khi bé đói hoặc muốn đi đại tiện. Khi trẻ lớn hơn, chúng cần ngủ ít đi vào ban ngày, ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Đến khi trẻ tròn 6 tháng, bé sẽ ngủ 2-3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày, và ngủ xuyên đêm vào ban đêm. Nếu bé nhà bạn không như vậy thì cũng đừng lo lắng vì mỗi bé có đồng hồ sinh học khác nhau. Nhưng mẹ cũng nên chú ý nếu bé có thiên hướng ngủ nhiều vào ban ngày, chơi vào ban đêm thì mẹ cần điều chỉnh lại cho bé sao cho phù hợp để con phát triển tốt.   3. Giảm dần sự yên tĩnh Trước khi cho bé đi ngủ, mẹ cần giảm bớt các hoạt động lại, tạo không gian yên tĩnh, để báo hiệu cho bé biết chuẩn bị đến giờ đi ngủ. Một chút ánh sáng dịu nhẹ, những bài hát, bản nhạc du dương nhẹ nhàng giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ được sâu giấc hơn.   4. Để trẻ ngủ lâu hơn Khi trẻ đã qua mốc 6 tháng, nhưng bé vẫn giữ được thói quen ngủ 18 tiếng mỗi ngày. Hãy để cho bé ngủ thêm chút nữa. Để bé chơi thêm 1 chút nữa, kéo dài thời gian ngủ giữa các giấc ngủ của bé. Như thế, mẹ sẽ có thêm được thời gian nhàn rỗi, chăm sóc bản thân, và có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm.   5. Tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ Mẹ hãy tạo cho bé thời gian biểu, cho bé đi ngủ đúng giờ: Có thời gian ngủ trưa giống nhau vào mỗi ngày. Tránh ngủ vào chiều muộn Nếu bé gặp khó khăn khi ngủ vào ban đêm, hãy dành thời gian cho trẻ ngủ sớm hơn, hoặc đánh thức trẻ dậy từ giấc ngủ ngắn trước khi trẻ đi ngủ. Cho bé nằm cũi ngủ vào ban đêm.   6. Cho bé ăn no trước khi đi ngủ Mẹ nên cho bé ăn no trước khi đi ngủ. Vì khi trẻ được ăn no, bé sẽ ít khi thức giấc vào giữa đêm vì đói, mà thay vào đó là giấc ngủ dài xuyên đêm. Mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn no quá. Khi ăn no quá trẻ sẽ bị khó chịu, thức ăn không tiêu hóa được hết dẫn đến đau dạ dày, bé sẽ khó đi vào giấc ngủ ngon.   7. Không nên quá lo lắng Khi trẻ hắt hơi, nấc cụt, thở khò khè, thở dài, cả tiếng rít là tiếng ồn ào của trẻ thậm chí khi bé khóc và khóc nhiều hơn. Có thể cha mẹ chưa cần vội vã kiểm tra ngay, có thể con đang dần "lắng xuống", hãy đợi 1 chút trước khi kiểm tra mọi chuyện. Hãy kiểm tra bé khi cha mẹ nghĩ bé đang không được thoải mái do bé đại tiện, đói hoặc không an toàn.   8. Chú ý đến sự an toàn cho trẻ Nếu bé ngủ trên ghế sopha hay sàn nhà, hãy bế bé đến nơi an toàn hơn. Ghế sopha, sàn nhà là những nơi không an toàn cho giấc ngủ của trẻ. Luôn đặt trẻ nằm ngửa để ngăn ngừa Hội Chứng Đột Tử Trẻ Sơ Sinh (SIDS). Bỏ bớt chăn gối, thú nhồi bông, đồ chơi và những thứ mềm mại khác trong nôi của bé. Không nên cho trẻ ngủ cùng với các trẻ khác hoặc thú cưng.   Giấc ngủ của trẻ không chỉ quan trọng với con mà còn có tác động mạnh mẽ đến người mẹ. Con ngủ ngon thì mẹ có thêm được nhiều thời gian cho bản thân, giảm được áp lực, stress, trầm cảm sau sinh. Những lưu ý này giúp mẹ giảm được những tiêu cực sau sinh, con phát triển lớn khỏe mỗi ngày.