Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Uống sắt có gây chậm kinh ở con gái tuổi dậy thì?

Hằng tháng phụ nữ và trẻ em tuổi dậy thì đều phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Điều này khiến chị em bị mất đi một lượng máu nhất định đồng nghĩa với việc mất đi một lượng sắt cho cơ thể. Nhiều chị em quan ngại về việc uống thuốc sắt có gây chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Chính vì nhữn

Hằng tháng phụ nữ và trẻ em tuổi dậy thì đều phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Điều này khiến chị em bị mất đi một lượng máu nhất định đồng nghĩa với việc mất đi một lượng sắt cho cơ thể. Nhiều chị em quan ngại về việc uống thuốc sắt có gây chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Chính vì những hiểu lằm này mà rất nhiều chị em băn khoăn có nên uống viên sắt khi hành kinh. Cùng tìm hiểu ở bài viết này để biết thêm thông tin cụ thể. Uống sắt có gây chậm kinh ở trẻ em dậy thì? Có 2 cách đơn giản để bổ sung sắt cho cơ thể. đó là bổ sung thông qua thực phẩm hoặc các viên uống hoặc dạng dung dịch uống. Bên cạnh thành phần là sắt, các sản phẩm này còn chứa các vitamin, khoáng chất, axit folic… Tất cả các chất này đều cần cho hoạt động sống hàng ngày của cơ thể. Thực tế thì chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc uống sắt có gây chậm kinh. Thậm chí, trong kỳ kinh nguyệt chị em phụ nữ nên tăng cường bổ sung sắt do hiện tượng rong huyết, mất máu. Việc thiếu sắt có thể gây nên một số triệu chứng như tăng tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau bụng, môi da nhợt… Chính vì vậy, việc bổ sung viên sắt hàng ngày thậm chí trong kỳ kinh nguyệt là cần thiết đối với phụ nữ hiện đại. >>Xem thêm: viên sắt loại nào không gây táo bón Các lý do gây chậm kinh ở chị em phụ nữ Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc chậm kinh ở phụ nữ. Mọi rối loạn kinh nguyệt đều là dấu hiệu báo trước các vấn đề bất thường về sinh lý cơ thể mà các bạn gái cần đặc biệt quan tâm. Ngoài những đối tượng có kinh nguyệt thất thường như trẻ mới hành kinh hay phụ nữ tiền mãn kinh. Bên cạnh việc sử dụng viên sắt thì các nguyên nhân dưới đây là các nguyên nhân hay gặp gây rối loạn kinh nguyệt ở chị em. Dấu hiệu mang thai Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi chị em đang trong chu kỳ kinh nguyệt ổn định nhưng đột nhiên thấy kinh nguyệt chậm. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là 28-32 ngày. Trong khoảng thời gian này lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên. Nếu không có hiện tượng thụ thai, lớp niêm mạc này sẽ tự bị loại bỏ, gây hiện tượng hành kinh. Hiện tượng này sẽ không xuất hiện nếu trứng được thụ tinh. Có thể nói, chậm kinh là dấu hiệu báo trước khi mang thai mà chị em cần lưu tâm. Căng thẳng, stress Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ do hormon estrogen điều phối. Bất kể các yếu tố nào gây rối loạn quá trình tạo estrogen cũng có khả năng làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Khi căng thẳng, stress, cơ thể sẽ tiết ra các hormon như adrenaline và cortisol gây rối loạn quá trình tiết estrogen. Chính vì vậy, bất kỳ nguyên nhân nào gây căng thẳng, mệt mỏi cũng sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Sử dụng thuốc hoặc các chất kích thích Một số loại thuốc hoặc chất kích thích như thuốc tránh thai, thuốc chống loạn thần, thuốc nội tiết tố, thuốc chống trầm cảm, thuốc dùng trong hóa trị sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiết estrogen. Tương tự như vậy, các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới hormone sinh sản phụ nữ. Để hạn chế sự thất thường của kỳ kinh nguyệt, chị em nên theo dõi sức khỏe thường xuyên và hạn chế sử dụng những chất này. Mắc các bệnh phụ khoa Tình trạng u xơ tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng,.. là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh. Đặc biệt, các chị em nên lưu tâm bệnh lý buồng trứng đa nang. Bệnh xuất hiện ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ do xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng, ngăn cản trứng rụng. Với kinh nguyệt không đều từ nguyên nhân buồng trứng đa nang nếu không được điều trị sớm có thể gây rối loạn sinh sản ở phụ nữ. Rối loạn nội tiết Cuối cùng là do rối loạn nội tiết trong cơ thể. Có thể do stress, do cơ địa, di truyền… Trong đó, các vấn đề về tuyến giáp cũng nên được lưu tâm. Tuyến giáp đảm nhận vai trò điều hòa hormon trong cơ thể, các bệnh lý cường giáp trạng, suy giáp, nhược giáp đều có thể dẫn tới rối loạn hormone trong cơ thể.  >>Xem thêm: uống sắt đúng cách Từ những phân tích trên thì chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau nhưng quan niệm uống thuốc sắt ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không hề có bằng chứng công nhận. Quan tâm tới sức khỏe của mình, chị em nên thiết lập chế độ sinh hoạt luyện tập điều độ, giảm thiểu áp lực cuộc sống và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để có chu kỳ kinh nguyệt lành mạnh. Chúc các chị em luôn có sức khỏe tốt!