Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chồng nghén thay vợ - thật như đùa!

Ốm nghén là những biểu hiện độc quyền ở hầu hết phụ nữ mang thai. Ấy thế mà cũng không hiếm những đức lang quân "bon chen"... nghén hộ vợ. Trong khi vợ cảm thấy khỏe re trong thai kỳ thì anh xã lại có đầy đủ các triệu chứng buồn nôn, sợ mùi, thèm chua, thích ngủ... như một bà bầu đích thực!

Ốm nghén là những biểu hiện độc quyền ở hầu hết phụ nữ mang thai. Ấy thế mà cũng không hiếm những đức lang quân "bon chen"... nghén hộ vợ. Trong khi vợ cảm thấy khỏe re trong thai kỳ thì anh xã lại có đầy đủ các triệu chứng buồn nôn, sợ mùi, thèm chua, thích ngủ... như một bà bầu đích thực!     Thật hay đùa? Nghe tưởng như là trò đùa giễu của các ông chồng, vì theo lẽ thường phải là ai bầu người nấy nghén chứ! Thế nhưng thực tế lại cho thấy việc chồng nghén hộ vợ bầu là không hề hiếm. Chị Ngọc Thu ở Quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: Khi chị mang bầu tới tháng thứ 2, chồng chị cũng biến đổi chóng mặt. Suốt 3 tháng trời anh nghén khổ nghén sở, hơi tí là buồn nôn, cứ gần tới giờ cơm là trốn biệt lên tận tầng 5 vì... sợ mùi thức ăn, nhưng lại thèm đồ chua đến nỗi có ngày ăn hết 1kg sung và 2kg khế. Ngoài ra thi thoảng anh có nhưng cơn thèm ăn đột ngột đến nỗi đang trên đường đi làm phải rẽ vội vào ăn một mạch 2 bát bún ốc, bị muộn làm trừ lương cũng cam lòng! Sau 3 tháng trời nghén hộ vợ, anh giảm một mạch từ 80kg xuống 75kg. Một mami bầu khác lại kể khi chị mang thai hơn 5 tháng thì bỗng nhiên... đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, có khi phải gấp 3 lần vợ. Ngoài ra anh còn suốt ngày thèm ngủ, ngủ li bì đúng như bà bầu nghén ngủ vậy. Còn việc ăn uống thì rất mệt mỏi với anh vì sáng nào cũng ậm ọe, kén ăn kén uống, trong khi vợ thì ngon miệng chén thả ga! Chỉ có ngô luộc, ốc luộc, mận chua là làm anh mê mẩn, đòi ăn mỗi ngày. Mamibuy cũng được một người chồng đang trải nghiệm chuyện nghén hộ là anh Tùng đang công tác tại một Trung tâm công nghệ thông tin ở TP HCM. Anh chia sẻ: "Nghe đồn đại là nếu vợ bầu đang nằm mà mình bước qua bụng vợ thì sẽ bị nghén hộ. Chả biết có đúng hay không, nhưng mình thấy bà xã ốm nghén thương quá, nên có thử bước qua một cái. Ôi trời ơi, thật kinh khủng. Thôi cũng may mình chỉ nghén có 4 tháng..."   Chồng nghén thay vợ là có thật! Rất nhiều chia sẻ từ các cặp vợ chồng đã chứng minh điều này. Các nghiên cứu cũng cho thấy có khoảng 1/4 số ông chồng trên thế giới đã từng có triệu chứng ốm nghén thay vợ. Đây được gọi là "Hội chứng couvade" hay "Mang thai đồng cảm" Cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng cho hiện tương này. Tuy nhiên có thể do những nguyên nhân sau: - Hormone: khi hai vợ chồng sống chung, các hormone cũng được điều tiết cho tương đồng, và có thể việc mang thai ảnh hưởng đến tâm lý của cả hai, khiến cho hormone thay đổi và chồng cũng sẽ có hiện tượng mang thai đồng cảm với vợ. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng những thay đổi hormone này cũng đóng vai trò nhất định trong việc kết nối cha và con. - Ngủ chung: Cuộc sống chung không chỉ làm thay đổi về hormone, nó còn tạo ra "dòng điện sinh học" ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, gắn kết và chia sẻ cảm xúc với nhau. Nên việc "lây" nghén cũng là hợp lý. - Tình yêu: Tình cảm và sự lo lắng hết mực mà chồng dành cho vợ trong thời gian mang thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng uể oải, chán ăn,... làm chúng ta liên tưởng đến ốm nghén.   Nghén hộ thì biểu hiện thế nào? Các ông chồng nghén hộ vợ sẽ thường có các biểu hiện sau: - Lo lắng: vì ông xã chia sẻ những cảm xúc, nỗi lo và công việc với bà xã - Hay buồn nôn: lượng hormone tăng lên trong thai kỳ, có thể bố cũng vô tình bị tăng hormone giống mẹ - Tâm trạng thất thường: Có thể do hormone, bị lây cảm xúc của vợ, hoặc chồng căng thẳng quá độ. - Giảm ham muốn tình dục: vì lo cho mẹ và con, vì không quen với những thay đổi ở cơ thể vợ, hoặc do mệt mỏi. - Tăng cân: nhiều khả năng do cortisol - loại hormone tiết ra khi căng thẳng, nó tạo cảm giác đói giả, ảnh hưởng đến khẩu vị và tích mỡ bụng. Ngoài ra nhiều ông chồng cũng ăn nhiều theo vợ, hoặc ăn hộ các thứ vợ không muốn ăn khi ốm nghén. - Đau nhức: chồng cũng có thể đau răng, đau đầu, đau lưng, chuột rút... như vợ bầu. Chưa có giải thích khoa học cho hiện tượng này, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng đây là do tâm lý.   Làm sao để chữa nghén hộ cho các ông bố tương lai? Mỗi người chồng có mức độ nghén thay vợ nặng nhẹ khác nhau. Trong các trường hợp bị nặng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Các bố cũng sẽ cần được gia đình và đồng nghiệp thông cảm. Bố có thể làm những việc này để giảm bớt các triệu chứng nghén: - Vợ chồng dành nhiều thời gian chăm sóc lẫn nhau - Ưu tiên việc giải tỏa stress, đặc biệt là nếu công việc đang quá tải hoặc phải lo lắng nhiều về tiền bạc. - Chuẩn bị tâm lý thật tốt cho việc làm cha, bình tĩnh vượt qua mọi lo âu căng thẳng khi nghĩ đến viễn cảnh này. - Chia sẻ không giấu giếm những tâm sự, cảm xúc với vợ - Gặp bác sĩ nếu cảm thấy quá sức chịu đựng. - Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc (ví dụ như thuốc giảm đau), hãy tin vào liệu pháp tâm lý.   Chồng ốm nghén thay vợ là hiện tượng rất kỳ diệu của con người. Dù nó có thể khiến bố mệt mỏi khó chịu, nhưng lại giúp bố thấu hiểu việc mang thai và sinh con vất vả của vợ, chia sẻ trách nhiệm và những cảm xúc khi chuẩn bị làm cha mẹ. Chắc chắn mẹ và cả em bé trong bụng cũng đều rất cảm động và yêu thương bố nhiều hơn. Hãy cùng cố gắng vượt qua, các bố nhé! Bài tham khảo: Mẹ bầu cần làm gì khi ốm nghén?