Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Rôm sảy – Bé ngứa ngáy ngủ không ngon giấc

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé ngủ không được ngon giấc và nếu bé nhà bạn bị rôm sảy thì đây cũng chính là một tác nhân làm bé khỏ ngủ hơn. Cùng MamiBuy tìm hiểu nguyên nhân và cách giúp bé dễ chịu,hết rôm sảy nhé!

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé ngủ không được ngon giấc và nếu bé nhà bạn bị rôm sảy thì đây cũng chính là một tác nhân làm bé khỏ ngủ hơn. Cùng MamiBuy tìm hiểu nguyên nhân và cách giúp bé dễ chịu, hết rôm sảy nhé!   Rôm sảy là gì?   Rôm sảy là hiện tượng phát ban nhiệt xảy ra trong thời tiết ẩm nóng. Tuy không gây đau nhức nhưng rôm sảy là cho bé cảm giác ngữa ngáy khó chịu. Thậm chí, cảm giác châm chích trên da kéo dài làm cho bé bứt rứt.   Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Một phần do các ống tuyến mồ hôi ở trẻ còn chưa được hoàn chỉnh nên mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, nếu mẹ lựa chọn quần áo cho bé không phù hợp, kết hợp với thời tiết nóng cũng làm tăng nguy cơ bị rôm sảy. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, làn da nhạy cảm mỏng manh khiến bé dễ mắc rôm sảy hơn.   Triệu chứng thường gặp   Triệu chứng phổ biến nhất của rôm sảy là nổi mụn nhỏ gây ngứa ngáy trên đầu, cổ và vai. Các loại rôm sảy được phân loại dựa trên độ sâu của các ống dẫn mồ hôi khi bị tắc nghẽn.   - Rôm sảy tinh thể: Đây là dạng nhẹ nhất của rôm sảy, ảnh hưởng đến các ống mồ hôi ở lớp trên cùng của da. Đặc trưng của loại này là những mụn nước, bóng nước dễ bị vỡ. - Rôm sảy đỏ (rôm sảy gai): Loại này xảy ra sâu bên trong da. Khi bị loại rôm sảy này, da có mụn đỏ, ngứa, cảm giác châm chính như kiến cắn. - Rôm sảy mủ: Đây là một dạng viêm nang mồ hôi - Rôm sảy sâu: Loại rôm sảy này thường ít gặp, ảnh hưởng đến hạ bì. Mồ hôi rỉ ra khỏi tuyến mồ hôi vào trong da, gây tổn thương làm da trông như da gà. Đối với trẻ, nếu mẹ thấy các dấu hiệu sau ở bé, mẹ nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt bởi đây là những dấu hiệu có thể bé bị nhiễm trùng: - Mẹ thấy vùng da bị rôm của con có vẻ gây nóng, đỏ, gây đau đớn cho con - Xuất hiện vệt hay mảng đỏ lâu dài ở vùng da bị rôm - Chảy mủ hoặc rỉ dịch từ vùng da tổn thương - Sưng hạch bạch huyết ở nách, cổ, háng - Sốt từ 37,5 độ trở lên   Điều trị rôm sảy cho bé Về cơ bản, rôm sảy có thể tự khỏi. Tuy nhiên, mẹ có thể giúp bé giảm cảm giác khó chịu bằng các cách sau: - Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm mồ hôi - Không ủ bé quá ấm trong chăn ủ - Để nhiệt độ phòng mát mẻ, phù hợp thân nhiệt của bé - Tắm cho bé bằng mướp đắng, nước chè xanh pha loãng - Dùng bông hoặc khăn xô mềm lau mát vùng da tổn thương 4-6h/ lần để giữ da bé khô ráo - Cho bé ăn các loại thực phẩm có tính mát, uống nhiều nước Hi vọng bài này sẽ giúp các mẹ có thể giúp con tránh được rôm sảy bằng những cách trên, bố mẹ tham khảo thêm các thông tin về hăm tã và nấm để phòng các bệnh ngoài da cho con nhé!