Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Phương pháp dạy con thông minh bằng não phải

※ Bài viết có sử dụng thông tin trong cuốn “Phương pháp giáo dục con thông minh”, bản gốc tiếng Nhật là 「賢い子供の育て方」của giáo sư Shichida Makoto. 

※ Bài viết có sử dụng thông tin trong cuốn “Phương pháp giáo dục con thông minh”, bản gốc tiếng Nhật là 「賢い子供の育て方」của giáo sư Shichida Makoto.  Link bài viết gốc: https://booky-mommy.com/phuong-phap-day-con-thong-minh-bang-nao-phai/ --- 1. Nguồn gốc của não trái và não phải  Dạy con thông minh bằng não phải chắc hẳn là một khái niệm rất mới đối với các mẹ. Tuy nhiên, theo như các mẹ được biết thì não trẻ gồm hai bán cầu não: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Và hai bán cầu não này hoạt động theo nguyên lý khác biệt hẳn nhau, chức năng cũng khác nhau.  Bán cầu não trái, thiên về khả năng sử dụng ngôn ngữ, có chức năng xử lý các thông tin mang tính logic. Không chỉ ngôn ngữ, mà các ký tự, chữ viết, tính toán, lý luận, phán đoán, suy nghĩ theo dạng cấu trúc… tất cả đều do não trái đảm nhiệm.  Ngược lại, bán cầu não phải, thiên về chức năng cảm xúc có chức năng xử lý thông tin liên quan tới sự sáng tạo. Tất cả những vấn đề liên quan tới âm nhạc, tranh ảnh, màu sắc, các hoạt động phi ngôn ngữ đều do não phải đảm nhiệm.   Nói chuyện một chút về lịch sử ngành não bộ học thì từ những năm 1800 con người đã phát hiện ra một số vùng não chịu trách nhiệm cho một số chức năng nhất định. Sự ngẫu nhiên này xảy ra vào thế kỷ 19, khoảng những năm 1800 khi một công nhân đường sắt có tên là Phineas Gage bị tai nạn dẫn tới vỡ thùy trán của mình. Sau cuộc điều trị, từ một người đàn ông hiền lành, điềm đạm, Phineas Gage đã trở thành một người hay tức giận và cáu kỉnh.  Khi nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc não bộ của Phineas Gage thì các nhà nghiên cứu nhận thấy, bộ phận điều khiển cảm xúc ở thuỳ trán của ông đã bị tổn thương, dẫn tới tình trạng không thể điều khiển được những xung động của mình.  Còn nói về nguồn gốc về não trái và não phải, cũng như hoạt động của hai bán cầu não thì thực tế chỉ được phát hiện từ những năm 1960 trong các thí nghiệm phân tách não.  Thí nghiệm phân tách não là gì?  Thí nghiệm phân tách não được định nghĩa là một cuộc phẫu thuật tách não khi đường liên kết nối giữa hai bán cầu não bị cắt, dẫn tới hai nửa bán cầu hoàn toàn tách biệt.    Vào những năm 1960, một số ca phẫu thuật tách não đã được thực hiện trên thế giới ở những bệnh nhân bị chứng động kinh, bởi lẽ phân tách não được coi là phương pháp điều trị hữu hiệu để giảm tần suất co giật ở những bệnh nhân này.  Thông qua các cuộc phẫu thuật tách não này, các nhà nghiên cứu, các bác sĩ chuyên môn đã nhận ra chức năng độc đáo của từng nửa phần não bộ được hoạt động như thế nào trên một hệ thống tổng thể. Đặc biệt là, phần lớn nửa não trái trội hơn bên phải về ngôn ngữ và suy nghĩ logic, trong khi nửa bên phải lại trội hơn về định hướng không gian và cảm xúc. Công trình nghiên cứu này đã đem lại giải Nobel cho ông Roger W. Sperry trong lĩnh vực Sinh lý học và Y học năm 1981.  Từ những kiến thức trên mà ngày nay vẫn còn một số người cho rằng, mình là người thiên về não trái, hoặc thuận với não phải. Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa, thì không thể phủ nhận, từng bộ phận trong não bộ đảm nhiệm những chức năng hoạt động riêng, phù hợp với từng bộ phận của cơ thể.  2. Tầm quan trọng của giáo dục não phải  Dạy con thông minh bằng não phải, theo giáo sư Shichida Makoto, một trong những chuyên gia về não bộ học hàng đầu tại Nhật thì đây là một điều nên làm từ những ngày trẻ mới chào đời. Bởi lẽ, trẻ sẽ trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt và ứng xử thông minh hơn nếu hai bán cầu não được hoạt động và phát triển một cách cân đối.  Và một điều nữa, cũng cần phải nói luôn rằng, não phải của trẻ chỉ phát triển mạnh mẽ một cách tự nhiên tới năm sáu tuổi, và từ năm sáu tuổi sẽ nhường chỗ cho não trái, những tư duy logic phát triển. Nhât là trong xã hội công nghiệp hiện nay thì sự phát triển của não phải đang bị lấn át và chèn ép.  Tại sao lại có thể nói như vậy? Não phải là một trong những bộ phận của não bộ có nguồn gốc phát triển rất lâu đời, giúp con người tiếp nhận thông tin thông qua cảm xúc và trí sáng tạo liên tưởng. Và trong một xã hội công nghiệp thì những mối quan tâm của con người với con người thường trở nên bị xem nhẹ, có những cá nhân sống như không cảm xúc thì việc não phải được phát triển một cách toàn diện trong sáu năm đầu đời là điều rất khó có thể thực hiện.  Với vai trò là người dẫn dắt trẻ, chúng ta nên biết rằng cuộc đời và năng lực của mỗi cá nhân đều được quyết định phần lớn trong sáu năm đầu đời này nên việc phát triển và cân bằng hai bán cầu não nên được thực hiện ngay tại giờ phút trẻ được sinh ra.  2. Các phương pháp dạy con thông minh bằng não phải  Với tầm quan trọng như trên thì câu hỏi đặt ra là phải làm sao để có thể dạy con thông minh thông qua việc phát triển não phải? Một trong những phương pháp tuy cổ truyền nhưng lại rất có tác dụng trong việc phát triển trí thông minh bằng não phải, đó chính là các bài tập đa giác quan.  Với việc rèn luyện ngũ giác cho trẻ thường xuyên, mẹ đã cầm chắc trong tay một chìa khoá để mở rộng cánh cửa tài năng của con mình. Không cần các đồ chơi đắt tiền, chỉ cần mẹ và trẻ thì các hoạt động như bế trẻ vào lòng, cho trẻ được chạm vào làn da ấm áp của mẹ, cho trẻ được ngửi làn da và bầu sữa của mẹ… là những hoạt động không thể thiếu và hoàn toàn có thể thực hiện được.  Vậy cụ thể hơn, phương pháp dạy con thông minh bằng não phải bao gồm rất nhiều hoạt động như dưới đây.  1. Rèn luyện thị giác và thính giác  Một trong những điều kiện tiên quyết để dạy con thông minh bằng não phải chính là việc tạo điều kiện để con có thể tiếp xúc với môi trường thiên nhiên đa dạng và phong phú. Và những đồ vật mang tính nhân tạo như máy tính bảng, điện thoại thông minh, tivi đều không có tác dụng cho sự phát triển của não trẻ.  Khi trẻ đã đủ cứng cáp để có thể cùng mẹ ra ngoài thì mẹ hãy bế trẻ và cùng trẻ tới những nơi thiên nhiên phong phú với đủ thể loại màu sắc hài hoà, rực rỡ. Cùng với đó là để cho trẻ nghe những âm thanh tự nhiên như tiếng gió, tiếng lá, tiếng người nói chuyện, tiếng trâu bò kêu, tiếng chim hót…  POINT:  1. Cho con dạo chơi ở những khu vực thiên nhiên phong phú 2. Cho con nghe những âm thanh ngoài tự nhiên  3. Tránh cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử  2. Rèn luyện khả năng sử dụng bàn tay  Con người được coi loài động vật linh trưởng thông minh nhất trên thế giới là nhờ có việc sử dụng linh hoạt đôi bàn tay. Và cũng chính đôi bàn tay cũng là bộ phận xúc giác quan trọng của con người. Nhờ có đôi tay mà con người có thể thu nhận thông tin và có những thao tác tinh xảo trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, để việc rèn luyện đôi bàn tay cũng là một phần không thể thiếu trong việc dạy con thông minh.  Để tăng khả năng sử dụng bàn tay của con thì ngay từ khi sinh ra, mẹ hãy để con bấu lấy ngón tay của mình. Và khi trẻ được hai tháng, mẹ hãy cho trẻ cầm những đồ chơi an toàn, những đồ phát ra âm thanh để thu hút sự chú ý của con. Và khi trẻ được ba tháng thì mẹ hãy để đồ chơi ở vị trí mà con phải với tay mới có thể lấy được.  Và khi con được 10 tháng tuổi, mẹ hãy để con được làm quen với bút và giấy. Việc cho trẻ làm quen với bút và giấy khi chưa được 1 tuổi có ý nghĩa rất quan trọng đối với khả năng phát triển và sử dụng đôi bàn tay một cách tinh luyện của trẻ về sau. Đặc biệt, đối với các hoạt động như cầm bút, cầm đũa, cầm thìa…    POINT:  1. Hoàn toàn có thể luyện khả năng sử dụng bàn tay cho trẻ ngay từ khi sinh ra.  2. Cho con cầm xúc xắc, hoặc các đồ chơi phát ra âm thanh sau khi sinh 2 tháng  3. Để con với tay lấy đồ chơi sau 3 tháng tuổi.  4. Đưa cho con chơi với bút và giấy từ tháng thứ 10.    3. Cân bằng chức năng sử dụng của hai đôi bàn tay.  Theo lẽ thường tình, việc con người phải có tay thuận là rất quan trọng, đặc biệt là việc thuận tay phải. Việc này không có gì là sai. Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ chăm tập cho con sử dụng tay thuận (tay phải) từ những hoạt động rất nhỏ như cầm thìa, cầm bút thì lại là điều không tốt.  Não trái điều khiển tay phải còn não phải điều khiển tay trái. Vậy nên để có thể dạy con thông minh bằng cách phát triển não phải thì mẹ cũng cần chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng cầm nắm đồ vật bằng tay trái cho con.  Điều này có thể thực hiện được thông qua việc cân bằng chức năng sử dụng của hai đôi bàn tay trong quá trình luyện tập. Từ trước tới nay, tay trái luôn chỉ được coi là bộ phận hỗ trợ tay phải. Tuy nhiên, thực tế ra, điều này cần phải được chỉnh sửa lại là, tay trái cũng giống như tay phải, cũng là một bộ phận quan trọng của chức năng cảm giác. Vậy nên, mẹ hãy cùng trẻ chơi các trò chơi mà cần sự thao tác của hai đôi bàn tay.  Ví dụ ở Nhật có trò chơi “tập làm cơm nắm” dành cho trẻ em. Với trò chơi này, mẹ có thể cùng trẻ làm những cục cơm nắm tròn trò đáng yêu, có cuộn rong biển ở bên ngoài. Nhưng điều quan trọng nhất là thông qua trò chơi, mẹ hãy hướng dẫn trẻ sử dụng cả hai đôi bàn tay trong việc nặn cơm. Ví dụ dồn lực vào tay phải để giữ cho cục cơm được tròn, còn tay trái thì nặn hình dạng….  Ngoài ra còn có các bài tập khác như tập làm thủ công, nặn đất sét, cầm dao để thái đồ vật…. cũng rất có ích cho sự phát triển của trẻ. Đối với các bài tập nặn đất sét, vì tay trái thường có xúc giác cao hơn tay phải, đặc biệt ở hai ngón trỏ và ngón giữa, nên mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng hai ngón tay này vào những việc phần tạo hình, những phần cần sử dụng sự tinh xảo và sự sáng tạo của đôi bàn tay.   Hay với bài tập bóc đâu. Mẹ có thể chuẩn bị hai bát, đặt hai bên trái và phải của con, và quy định, với đậu xanh con hãy dùng tay trái để bốc và cho vào bát. Còn với đậu đỏ, con hãy dùng tay phải để nhặt và cho vào bát.  Việc sử dụng cả hai đôi bàn tay một cách linh hoạt giúp con không phải phát huy được cân đối hai bán cầu não mà còn thực hiện được mọi nhiệm vụ một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian làm việc, khi cả hai đôi bàn tay đều cùng tham gia hoạt động.  POINT:  1. Chú ý rèn luyện không chỉ tay phải (tay thuận) mà còn cả tay trái  2. Chơi các bài tập có sự phối hợp cả hai bàn tay 3. Nhắc nhở trẻ có ý thức trong việc sử dụng tay trái.  4. Tăng cường độ nhanh nhạy của đôi bàn chân Không chỉ đôi bàn tay mà ngay cả việc rèn luyện đôi bàn chân cũng là bài tập trong phương pháp dạy con thông minh bằng não phải. Mẹ có thể thử hai bài tập như ở dưới đây với bé con nhà mình nhé.  Thứ nhất, chơi trò đá bóng.  Với một quả bóng, mẹ có thể có hai cách chơi với bé. Một là để bóng dưới chân mình và để cho bé giành lại. Với bài tập này, con sẽ rèn luyện được khả năng phản xạ để điều khiển bản thân mình sao cho không bị ngã, phán đoán tình huống để giành lại được quả bóng từ phía mẹ. Cách thứ hai là mẹ hãy chuyền bóng cho trẻ, sao cho khi chuyền bóng, mẹ hãy để quả bóng lăn vào chân trái của bé. Theo phản xạ, bé sẽ dùng não phải để điều khiển chân trái và đá quả bóng trả về phía mẹ.  Thứ hai, chơi trò lên xuống cầu thang.  Lên xuống cầu thang là một thử thách rất khác so với chỉ đi lại trên sàn nhà bằng phẳng. Đối với trẻ, để có thể điều chỉnh cơ thể lên xuống cầu thang cho khỏi ngã thì phải sử dụng cơ thể một cách cân đối và linh hoạt. Trong điều kiện giữ thăng bằng, để cho bản thân không phải ngã thì hai bán cầu não sẽ phải liên tục làm việc để phân tích tình trạng thông tin xung quanh.. Đây là một cách rèn luyện não phải gián tiếp cho mẹ.  5. Các bài tập khác giúp dạy con thông minh bằng não phải  Ngoài những bài tập luyện ngũ giác, rèn luyện khả năng của đôi bàn tay và bàn chân, mẹ có thể thử các trò chơi như dưới đây, có tác dụng rất tốt trong rèn luyện não phải cho bé.  Thứ nhất: Trò chơi xếp hình Xếp hình là trò chơi đầu tiên nằm trong danh mục được khuyến khích để dạy cho con trong phương pháp dạy con thông minh bằng não phải. Lý do bởi vì, khi tham gia trò chơi xếp hình, để có thể xếp được một hình hoàn chỉnh thì bắt buộc cả hai bán cầu não của trẻ cùng phải hoạt động.  Trong đó, não trái với chức năng trội về ngôn ngữ sẽ phân tích những chi tiết nhỏ nhặt, các khía cạnh của miếng ghép và khoảng cách giữa các miếng ghép để tìm ra các miếng ghép phù hợp, còn não phải với chức năng trội về trí sáng tạo thì sẽ nhìn tổng thể, tưởng tượng một bản ghép hoàn chỉnh và đưa ra phán đoán về các mảng hình ảnh, nhằm hỗ trợ não trái hoàn thành nhiệm vụ.  Trò chơi xếp hình thì có rất nhiều thể loại như xếp hình ảnh, xếp khối hộp… đều phù hợp với trẻ. Tuy nhiên một điểm chung là trẻ sẽ luôn phải sử dụng cả hai bán cầu não để suy nghĩ và phân tích, cũng như sử dụng sự tham gia của cả hai bàn tay để chơi.  Đối với trò chơi xếp hình thì mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ chơi từ độ tuổi 1,5 với các miếng ghép đơn giản có số lượng ít như 4 miếng và sau đó tăng dần lên.  Thứ hai: Trò chơi xếp hình lego  Xếp hình lego chắc hẳn không còn xa lạ với mẹ đúng không? Các khối hộp với kích thước bé xíu được xếp thành các đồ vật được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như cái ghế, cái bàn, xe oto… Thậm chí, các đồ vật cầu kỳ hơn như ngôi nhà, máy bay, toà lâu đài… thì trẻ đều cũng có thể sử dụng trí sáng tạo của mình để xếp thành hình.  Trò chơi xếp hình lego rất phù hợp cho việc rèn luyện khả năng linh hoạt của đôi bàn tay, cũng như trí sáng tạo có sẵn trong trẻ. Nhất là khi trẻ phải suy nghĩ về hình dáng đồ vật cần làm và để hiện thực hoá thì khả năng tập trung trong trẻ cũng được nâng cao.  Trong giai đoạn đầu, để tạo hứng thú cho trẻ, mẹ có thể cùng trẻ tập xếp các hình dạng đơn giản và sau đó tăng độ khó lên. Và kết quả dù có thế nào đi chăng nữa, thì sau khi chơi, có hai việc mẹ nên làm cho trẻ: Thứ nhất là khen những nỗ lực mà trẻ đã làm trong quá trình xếp hình và thứ hai là chụp ảnh lưu niệm những tác phẩm trẻ đã làm được.  Thứ ba: Rèn luyện thói quen đọc sách  Đọc sách là thói quen tốt cho tất cả mọi người, ở tất cả mọi lứa tuổi. Đối với trẻ nhỏ trước 6 tuổi thì đọc sách còn là phương pháp dạy con thông minh bằng não phải rất được khuyến khích cho mẹ.  Khi đọc sách, trẻ sẽ phải sử dụng cả hai bán cầu não để tiếp nhận thông tin từ chữ cái (não trái) sau đó tưởng tượng văn cảnh và hiện trạng (não phải). Nếu tiến thêm một bậc nữa, thì trẻ sẽ dựa vào nội dung của sách nhưng sau đó nạp thông tin, lý giải văn cảnh bằng cách tưởng tượng và dựng lên nội dung của văn bản trong trí tưởng tượng.  Một trong những bài tập sau khi đọc sách mẹ có thể luyện với con chính là đọc sách, hay đọc một câu chuyện nào đó và kể lại theo tưởng tượng. Việc đọc sách giúp trẻ có thể tăng được vốn từ vựng, và khi vốn từ vựng tăng thì trí tưởng tượng của trẻ càng sáng tạo.  Lời kết:  Việc nuôi dạy trẻ, đặc biệt là các phương pháp dạy con thông minh thường sẽ tốn rất nhiều công sức của mẹ. Nếu nhìn qua thì sẽ thấy thật sự là phiền phức và hầu hết đều mang tính chất bị động. Có nghĩa là các hoạt động của trẻ thực hiện trong khoảng thời gian đầu đời này đều là do mẹ mang tới. Nhưng nếu chỉ vì sự phiền phức cá nhân mà mẹ bỏ qua, không đầu tư thời gian ở giai đoạn đầu này thì có nghĩa mẹ đang bỏ qua một kho báu cần được khai phá. Và mẹ cũng hãy yên tâm, giáo sư Shichida Makoto đã nói như sau: “Nếu trong những năm đầu đời, mẹ cung cấp cho trẻ một nền tảng tốt, có đầy đủ tri thức và trí tuệ thì sức bật cửa trẻ sẽ rất nhanh và mạnh về sau.” Điểm cuối cùng, ba điểm chung thường thấy ở một bộ não hoạt động tốt đó là, thứ nhất sự hoạt động cân bằng giữa não trái và não phải. Thứ hai, chất lượng vùng hải mã (vùng lưu trữ kí ức) không ngừng được bồi dưỡng. Thứ ba, chất lượng lưu truyền thông tin của vùng thân não được thông suốt.