Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để giúp bé nhanh khỏi?

Thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ. Đặc biệt là khi bé đã mắc chàm sữa, mẹ cần lưu tâm nhiều hơn đến thực đơn hằng ngày của mình.

 Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị chàm sữa cho con. Vậy bé bị chàm sữa mẹ nên kiêng ăn gì để giúp bé nhanh khỏi bệnh? Các mẹ hãy theo dõi bài viết này để biết ngay câu trả lời nhé! 1. Thực đơn của mẹ ảnh hưởng thế nào đến bệnh chàm sữa ở con? Thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ. Đặc biệt là khi bé đã mắc chàm sữa, mẹ cần lưu tâm nhiều hơn đến thực đơn hằng ngày của mình. Những thực phẩm mẹ ăn sẽ chuyển hóa thành các chất có trong thành phần của sữa mẹ. Khi bé bú sẽ hấp thụ trực tiếp vào cơ thể. Nếu khẩu phần ăn của mẹ chứa những loại thực phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng bệnh chàm sữa của bé không thuyên giảm và có thể nặng hơn.  Bé sơ sinh bị chàm sữa trên da mặt 2. Làm thế nào để nhận biết thực phẩm gây dị ứng với bé? Khi bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, cơ thể bé sẽ phản ứng và biểu hiện các triệu chứng như: sưng tấy, mẩn ngứa và nổi đỏ. Nếu bé mắc chàm sữa sẽ khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn. Với chàm sữa, các dấu hiệu để nhận biết thực phẩm gây dị ứng có thể sẽ không xuất hiện ngay. Nhiều trường hợp mẹ cần kiêng ăn 10 -14 ngày mới biết được thực phẩm đó có gây hại không.  3. Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? 3.1. Thực phẩm giàu chất tanh - Một số loại hải sản như: tôm, cua, cá, mực,…chứa nhiều chất tanh và giàu protein có kích thước nhỏ, là những thực phẩm có khả năng gây dị ứng rất cao, nhất là đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém.  - Khi mẹ ăn và bé bú sữa mẹ sẽ truyền qua cơ thể bé, gây tình trạng dị ứng nếu mẹ có cơ địa dị ứng và những trẻ đang mắc chàm sữa.  3.2. Thịt bò - Thịt bò chứa hàm lượng đạm rất cao, khi mẹ nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành các acid amin trước khi hấp thu vào máu, dễ gây dị ứng ở trẻ.  - Nếu quá trình chuyển hóa không triệt để thì acid amin không được hấp thu mà thay vào đó là các chuỗi peptide – đây chính là nguyên nhân khiến hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh nặng hơn. Mẹ nên kiêng ăn thịt bò khi bé đang mắc chàm sữa 3.3. Thực phẩm giàu chất béo - Một số loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, cholesterol như: thịt lợn mỡ, thịt gà mỡ, lòng đỏ trứng gà, các món chiên xào…khi mẹ ăn sẽ khiến da bé nổi nhiều mụn nước hơn, những nốt ban cũ ngứa ngáy hơn, bệnh chàm sữa mãi không khỏi. - Nội tạng động vật chứa nhiều chất béo, có thể gây ra các bệnh về tim mạch. Đặc biệt, khi mẹ vô tình ăn phải nội tạng động vật không rõ nguồn gốc sẽ gây ra các phản ứng miễn dịch của cơ thể, phóng thích ra các histamin gây nên tình trạng dị ứng ở trẻ. Chính vì vậy, mẹ cần tránh ăn các món được chế biến từ nội tạng động vật khi con đang bị chàm sữa. 3.4. Các sản phẩm nguồn gốc sữa bò - Các sản phẩm nguồn gốc sữa bò: sữa bò tươi nguyên chất, phô mai sữa bò, kem hoặc sữa chua…có thể là nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh. - Thành phần sữa bò có chứa tới 20 chất có thể gây dị ứng và protein rất khó tiêu hóa, trẻ sơ sinh uống sữa bò hoặc có mẹ uống sữa bò rất dễ bị dị ứng và cả bệnh chàm sữa. 3.5. Đậu nành - Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khi bé bị dị ứng với protein sữa bò cũng sẽ bị dị ứng với protein trong thành phần đậu nành. - Những thực phẩm có thành phần đậu nành là sữa đậu nành, đậu phụ, dầu đậu nành…các mẹ nên tránh khi bé mắc chàm sữa. Mẹ có thể dùng dầu hướng dương hoặc dầu gạo để thay thế dầu đậu nành. 3.6. Trứng - Trong thành phần 1 quả trứng chứa khoảng 6-7 gam protein có thể kích thích cơ chế phản ứng, khiến hệ miễn dịch giải phóng ra các histamin gây bệnh.  -  Mẹ cần loại bỏ tất cả các loại trứng như: trứng cút, trứng gà, trứng ngỗng, trứng vịt lộn… khỏi thực đơn hằng ngày của mình.  3.7. Đậu phộng - Với những gia đình có người tiền sử bị dị ứng với đậu phộng thì nguy cơ tình trạng bệnh của bé càng nặng thêm. - Muốn tình trạng chàm sữa của bé nhanh hết dứt điểm, mẹ cần đảm bảo không ăn những món ăn có chế biến từ đậu phộng. Mẹ cần kiêng các món ăn chế biến từ đậu phộng để giúp bé nhanh khỏi chàm sữa 3.8. Thực phẩm có vị cay, tê, nóng, quá chua - Những thực phẩm vị cay, tê, nóng hoặc quá chua nạp vào cơ thể thường sẽ có tính ngứa và kích thích tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn. - Nếu mẹ ăn những loại thực phẩm này sẽ làm nguồn sữa bé bú bị nóng, khiến những vết chàm sữa của bé nổi nặng hơn. Vì vậy, mẹ cần tránh ăn những thực phẩm này khi bé bị chàm sữa. 3.9. Những chất phụ gia thực phẩm - Trong thành phần chất phụ gia thực phẩm sẽ chứa các chất bảo quản, ngoài ra còn có hương liệu và màu hóa học, có thể gây dị ứng với một số bé khi bé bú mẹ. Mẹ cần tránh ngay những chất này trong quá trình điều trị chàm sữa cho con. Chú ý: mẹ tránh cho bé ăn dặm các thực phẩm như: lúa mì, các trái cây như cam, nho, trái kiwi, nước tương, cà chua, bông cải xanh, các loại trái cây sấy khô, thịt nguội, socola…vì chúng có thể khiến tình trạng chàm sữa của bé nặng hơn. Đến đây thì mẹ đã biết bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì rồi! 4. Mẹ nên ăn gì khi bé bị chàm sữa? - Cá béo: cá mòi, cá hồi hay cá thu…giúp tăng cường ARA cùng các omega-3 là những hoạt chất chống dị ứng rất tốt. Đồng thời giúp cân bằng và duy trì chất béo omega-3 cùng omega-6 trong cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp các tính trạng dị ứng giảm bớt. - Tỏi: tỏi có các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời giảm nguy cơ mắc dị ứng. - Rau xanh: Chứa hàm lượng rosmarinic giúp chống viêm và còn giúp giảm đi các triệu chứng dị ứng. Mẹ nên bổ sung rau xanh vào thực đơn hằng ngày - Thực phẩm giàu Magie: hạt điều, hạnh nhân, táo…mang lại hiệu quả chống các histamin nên các mẹ nên bổ sung ngay vào thực đơn của mình. - Các loại trái cây giàu vitamin: cam, dưa hấu, táo…giúp ngăn ngừa hiệu quả sự sản sinh histamin của các tế bào đồng thời còn giúp chữa viêm do các histamin tự do gây ra. - Thịt gà và thịt lợn nạc: chứa hàm lượng đạm Tropomyosin cao giúp bổ sung hàm lượng lớn chất dinh dưỡng mà không lo bị dị ứng.  5. Tips hay cho mẹ khi chữa chàm sữa cho bé Các mẹ có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Biohoney Baby Nappy Balm – dòng kem nguồn gốc tự nhiên được nhập khẩu 100% từ New Zealand, hỗ trợ điều trị chàm sữa hiệu quả và dứt điểm. Kem với các thành phần như: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, nha đam, dầu bơ, chiết xuất hoa cúc vàng, sáp ong...mang lại hiệu quả kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa, làm dịu da, tái tạo da, hỗ trợ điều trị chàm sữa chỉ sau 48 giờ, có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh trên 10 ngày tuổi. Đến đây thì hẳn các mẹ đã biết bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì rồi! Hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức bổ ích và mẹ sẽ áp dụng thành công để chữa chàm sữa hiệu quả.