Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những ca em bé đẻ ngược (ngôi thai ngược) có thể có nguy cơ bị trật khớp hông

Trật khớp hông bẩm sinh là tình trạng một đứa trẻ sinh ra với một hông không ổn định. Nó được gây ra bởi sự hình thành bởi sự bất thường của khớp hông trong giai đoạn đầu phát triển của thai nhi. Trật khớp háng bẩm sinh còn được gọi là tình trạng loạn sản của khớp háng trong quá trình phát triển, tì

Trật khớp háng bẩm sinh là gì? Trật khớp hông bẩm sinh là tình trạng một đứa trẻ sinh ra với một hông không ổn định. Nó được gây ra bởi sự hình thành bởi sự bất thường của khớp hông trong giai đoạn đầu phát triển của thai nhi. Trật khớp háng bẩm sinh còn được gọi là tình trạng loạn sản của khớp háng trong quá trình phát triển, tình trạng này sẽ dần xấu đi khi trẻ phát triển. Phần khớp xương hông được liên kết giữ đầu (trục tròn) của xương đùi với hốc của xương chậu. Khi mà phần hốc của xương chậu quá nông, khiến trục tròn của xương đùi không thể giữ ổn tại chỗ sẽ khiến khớp hông bị lỏng. Trong trường hợp nghiêm trọng, xương đùi có thể lệch ra khỏi hốc cắm (trật khớp). Nguyên nhân gây ra trật khớp hông bẩm sinh Nhiều trường hợp trật khớp háng bẩm sinh chưa được làm rõ, nhưng một số nguyên nhân được cho là: •    Phản ứng của em bé với hormone của người mẹ khi mang thai •    Tử cung chật khiến thai nhi khó di chuyển •    Đẻ ngược (một ca sinh nở, khi em bé ra phần chân chui ra trước thay vì đầu chui ra trước) •    Có tiền sử gia đình bị trật khớp hông hoặc dây chằng rất linh hoạt Các triệu chứng của trật khớp hông bẩm sinh ở trẻ là gì? Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của trật khớp hông bẩm sinh. Các triệu chứng có thể xảy ra khác nhau ở mỗi em bé khác nhau. Chúng có thể bao gồm: •    Chân ở bên hông bị trật khớp có thể trông ngắn hơn •    Chân bên hông bị trật khớp có thể hướng ra ngoài •    Các nếp gấp ở da đùi hoặc mông ở bên chân bị trật khớp có thể xuất hiện không đều •    Khoảng cách giữa hai chân có thể trông rộng hơn bình thường •    Đi khập khiễng, đi bằng ngón chân hoặc bước đi "lạch bạch" bất thường •    Hạn chế di chuyển 1 trong 2 chân •    Khi bò 1 chân di chuyển và kéo chân còn lại Điều trị trật khớp hông bẩm sinh như thế nào? Nếu em bé dưới 6 tháng tuổi chẩn đoán bị chật khớp hông, em bé sẽ cần được trang bị dây nịt, dây nịt này ép các khớp hông khíp vào hốc cắm. Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của tình trạng, em bé có thể cần đeo dây nịt trong 6 đến 12 tuần. Em bé cũng có thể cần phẫu thuật để chỉnh khớp háng, nếu điều trị bằng dây nịt không thành công hoặc các phương pháp khác không hiểu quả. Hoặc bác sĩ phẫu thuật sẽ kéo dài gân của bé và loại bỏ các chướng ngại vật khác trước khi định vị hông. Sau khi hông của bé được đặt đúng vị trí, hông và chân của chúng sẽ nằm trong vòng ít nhất 12 tuần. Ngăn ngừa Khó có thể ngăn ngừa được tình trạng này, nhưng nếu tình trạng này được phát hiện càng sớm càng tốt. Em bé cũng nên siêu âm hông trước khi được 6 tuần tuổi nếu: •    Trong gia đình có người co vấn đền về hông trong thời thơ •    Em bé của bạn đã ở tư thế nằm ngược (chân hướng xuống) trong tháng cuối của thai kỳ •    Em bé của bạn được sinh ra trong tư thế ngược chân chui ra trước đầu chui ra sau Sau khi sinh, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ kiểm tra trẻ sơ sinh để tìm dấu hiệu trật khớp hông trước khi rời bệnh viện. Mặt khác, em bé nên được siêu âm hông của chúng khi chúng được 6 tuần tuổi. Người ta ước tính rằng từ 80 đến 95 phần trăm các trường hợp được xác định sớm được điều trị thành công, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Hông của bé tự nhiên linh hoạt hơn trong một thời gian ngắn sau khi sinh. Nhưng nếu thời gian quấn chặt (quấn tã) với hai chân thẳng và ép sát vào nhau quá lâu, điều này có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển hông của bé. Do đó, nên quấn tã 1 cách lành mạnh để giảm nguy cơ này, giúp chân em bé có thể di chuyển hông và đầu gối của chúng có thể đá một cách tự do.