Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Sức khỏe đôi tai - Nhận biết các vấn đề/bệnh về tai của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ!

Chăm sóc tai là chúng ta chăm sóc vệ sinh tai cho trẻ ở phía bên ngoài, nó khác với bệnh viêm tai giữa nhé các bạn, cuối bài này tôi để link bài Viêm Tai Giữa bạn nào quan tâm thì kéo xuống đọc.

CHĂM SÓC ĐÔI TAI CỦA TRẺ Cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể thì đôi Tai cũng cần phải được chăm sóc sao cho đúng, nhất là trẻ Sơ sinh. Chăm sóc tai là chúng ta chăm sóc vệ sinh tai cho trẻ ở phía bên ngoài, nó khác với bệnh viêm tai giữa nhé các bạn, cuối bài này tôi để link bài Viêm Tai Giữa bạn nào quan tâm thì kéo xuống đọc. CHĂM SÓC ĐÔI TAI CHO TRẺ SƠ SINH NHƯ THẾ NÀO? Rất nhiều trẻ có thói quen bứt tai, ngoáy tai, vỗ đầu... và hầu như các bố mẹ sẽ nghĩ đến việc con mình bị nước vào tai, viêm tai giữa, có ráy tai...Nhưng thực tế lại không phải mà do sự phát triển 2 bên tai trong không cân bằng. Nếu trẻ có viêm tai giữa thì ngoài hành động bứt tai, vò đầu, lấy ngón tay chọc vào tai thì còn kèm theo là sốt, quấy khóc,... Tai trong phụ trách thăng bằng cho cơ thể, nếu 2 bên phát triển không đồng đều sẽ khiến trẻ khó chịu nó rất giống như chúng ta đi máy bay vừa hạ cánh, hay chúng ta đi lên một vùng cao như phanxipang đầu cứ bị ong ong, tai thì ù đi rất khó chịu. Lúc này cha mẹ trẻ hãy day 2 bên tai trẻ dễ chịu hơn, cảm giác này sẽ hết và mất dần khi trẻ được 6 tháng đến 12 tháng tuổi. Sự nhạy cảm đầu mút dây thần kinh của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện cũng nghĩa là trẻ chưa có cảm giác nhanh nhạy như người lớn với cảm giác đau, dễ dẫn đến tổn thương ở mức độ nhẹ mà chúng ta mới biết, Bs lấy ví dụ nhiều khi trẻ bứt tai, lấy ngón tay chọc vào tai đến xây sát, rồi chúng ta dùng tăm bông ngoáy làm thủng mảng nhĩ trẻ hoặc trẻ nghịch tăm bông thủng màng nhĩ mà không thấy trẻ kêu đau, chỉ khi phát hiện chảy máu chúng ta mới đưa trẻ đi khám. Vì vậy cha mẹ thấy tai con trầy xước cũng không quá lo lắng, và cũng chú ý đến các vật dụng, dụng cụ cho bé chơi hoặc chúng ta vệ sinh tai cho bé để không làm tổn thương tai cho trẻ. VỆ SINH RÁY TAI NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG? Nguyên nhân dẫn đến trẻ có dáy tai : 1. khi chào đời, trong tai trẻ còn đọng chút nước ối 2. quá trình bài tiết liên tục của tuyến bài tiết trong tai 3. Nước đọng trong tai khi tắm 4. Viêm tai giữa Bản thân ráy tai không gây tổn thương cho trẻ nhưng nếu để quá nhiều ráy tai sẽ làm cho trẻ ảnh hưởng đến nghe, để quá nhiều chất bẩn tích tụ từ bên ngoài thành ổ viêm nhiễm, trẻ khó chịu...Nhưng nếu lấy ráy thiếu hiểu biết sẽ cảm thấy trẻ bị đau rát. Để lấy chúng trước tiên cha mẹ hãy nhỏ thuốc nhỏ tai như nước muối sinh lý, hoặc thuốc có thành phần sodium bicarbonate, khi nhỏ cho trẻ nằm nghiêng, mỗi ngày nhỏ 1 lần từ 2 đến 3 giọt, sau khi nhỏ thuốc giữ cho trẻ lằm nghiêm ít nhất 5 phút, nhỏ liên tục trong 5 ngày như thế thì cục ráy tai sẽ mềm ra rất dễ cho chúng ta vệ sinh cho trẻ mà không sợ trẻ bị đau. Các cha mẹ không nên tự ý đưa con đi ra các tiệm hớt tóc để lất ráy tai cho con, không lấy ráy tai trực tiếp khi không thực hiện các bước trên để không làm tổn thương tai ở trẻ, không dùng tăm bông ngoáy tai trẻ làm như thế vô tình đẩy chất cặn bẩn vào sâu bên trong tai hơn, nặng hơn thủng màng nhĩ.     MẸ HỎI BS TRẢ LỜI: 1. Chào Bs, con em 6 tháng em tắm cho con hay để nước vào tai của con thì xử lý như thế nào? Bs: Nếu nghi ngờ có nước vào tai trẻ thì hãy lấy ít bông gòn mềm cho vào trong tai trẻ khoảng 5 phút sau lấy ra, bông gòn mềm sẽ hút nước ra khỏi ống tai. 2. Chào Bs, con em bị viêm ống tai ngoài bs có cho em thuốc nhỏ tai nhưng em không biết nhỏ như thế nào cho đúng cách? Bs: Đầu tiên hãy để trẻ nằm nghiêm sang một bên, dùng tay khẽ kéo vành tai trẻ hướng xuống dưới và ra sau gáy để rộng lỗ tai rồi tiến hành nhỏ thuốc theo chỉ định của bs, nhỏ xong ấn vào gờ bình tai( như hình Bs chụp để ở dưới) 3 đến 5 cái sẽ giúp thuốc ngấm được sâu hợn. Các thông tin về: VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH  ( Nếu có thời gian tôi sẽ viết thêm về cách chăm sóc MẮT, MŨI, MIỆNG ở trẻ) Bs. Trần Văn Huy * Bài viết được Mamibuy xin phép chia sẻ từ trang cá nhân của bác sĩ. Mời cả nhà theo dõi bác sĩ Huy qua liên kết sau: Bs. Trần Văn Huy. Bác sĩ Trần Văn Huy hiện đang công tác tại Khoa cấp cứu chống độc, Bệnh viện nhi Trung Ương. Là một bác sĩ dày dạn chuyên môn và kinh nghiệm, ngoài những công tác nghiệp vụ yêu cầu, bác sĩ Huy còn thường xuyên đăng tải các bài viết tư vấn, hướng dẫn và các cảnh báo về chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ. Chính vì thế, bác sĩ Huy đang ngày càng trở thành những người không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của các bố mẹ có con nhỏ, để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh cho cả trẻ và gia đình.