Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách nuôi và dạy trẻ song ngữ hay đa ngữ - Kinh nghiệm và phương pháp hữu ích ba mẹ nên đọc

Ban đầu, khi trẻ đơn ngữ biết 100 từ tiếng Việt, trẻ song ngữ sẽ biết 50 từ tiếng Anh và 50 từ tiếng Việt, chúng ta sẽ có cảm giác khả năng biểu đạt của trẻ song ngữ kém hơn trẻ đơn ngữ, nhưng chỉ 2-3 tháng là chúng sẽ đuổi kịp ngay. Bố mẹ cũng nên ghi nhớ khả năng ngôn ngữ cũng như thứ tự phát triể

Một số mẹ có thắc mắc về việc nuôi dạy trẻ song ngữ nên bài này mình sẽ chia sẻ một số nghiên cứu mình đã tham khảo và kinh nghiệm mình đúc kết được nha. Trẻ song/đa ngữ theo mình hiểu là trẻ học và thuần thục 2 hoặc nhiều ngôn ngữ từ nhỏ. Khi lớn lên rất nhiều người có thể học và thành thạo ngôn ngữ thứ 2,3 cũng có thể gọi là song ngữ nhưng mình không bàn đến ở đây. Có 3 trường hợp trẻ lớn lên song ngữ/ đa ngữ : - Bố mẹ cùng chung ngôn ngữ nhưng sống trong môi trường ngôn ngữ khác. (giống nhà mình 100% Việt Nam và định cư tại Mỹ) - Bố, mẹ, người trong gia đình nói những ngôn ngữ mẹ đẻ khác nhau (Mẹ người Việt bố người Ý, ông bà ng Đức ng Pháp v…v…) - Bố mẹ và con đều là ng Việt Nam sống ở VN nhưng muốn dạy con ngoại ngữ từ nhỏ.     1. Lợi ích của song ngữ hay đa ngữ Ngoài việc biết nhiều thứ tiếng là mở ra vô vàn cơ hội trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa này, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi thế của song ngữ như hiểu biết và hòa nhập xã hội được tốt hơn, có khả năng hiểu được suy nghĩ, mong muốn của người khác tốt hơn, để ý nhiều hơn đến những cử chỉ nhỏ trong giọng nói, ngôn ngữ. Khả năng nhận thức và tư duy tốt hơn. Làm chậm tiến trình của bệnh Alzheimer…. Rất rất nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện nên mình ko đi vào chi tiết nhé. Chỉ túm lại là do não được vận hành để dùng ngôn ngữ này đồng thời ức chế ngôn ngữ khác, liên tục từng câu từng ngày nên trí não có cơ hội rèn luyện nhiều hơn. (1) 2. Vậy tại sao chúng ta vẫn còn ngần ngại dạy tiếng cho con? Nhiều bố mẹ lo sợ con sẽ chậm nói hơn bạn cùng lứa. Trước khi My bắt đầu nói mình cũng từng có mối lo như vây và mình biết đây là hiểu lầm hớn nhất, ai cũng nghĩ như vậy hết!. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc tiếp thu song song 2 ngôn ngữ hoàn toàn ko làm trẻ chậm nói. Ban đầu, khi trẻ đơn ngữ biết 100 từ tiếng Việt, trẻ song ngữ sẽ biết 50 từ tiếng Anh và 50 từ tiếng Việt, chúng ta sẽ có cảm giác khả năng biểu đạt của trẻ song ngữ kém hơn trẻ đơn ngữ, nhưng chỉ 2-3 tháng là chúng sẽ đuổi kịp ngay. Bố mẹ cũng nên ghi nhớ khả năng ngôn ngữ cũng như thứ tự phát triển các kĩ năng của mỗi trẻ là khác nhau nên không nên so sánh từng cá thể để nhận định con mình có bị chậm nói hay không mà nên dựa vào các cột mốc tiêu chuẩn: 10-14 tháng: nói từ đầu tiên 18 tháng 10 từ 24 tháng 50 từ, ghép từ đôi (2) Bố mẹ cần để ý tới “ý nghĩa của từ vựng” “conceptual vocab” thay vì đếm từng ngôn ngữ riêng rẽ vì trẻ sẽ học tên 1 đồ vật bằng tiếng Anh hay tiếng Việt tùy vào tần suất bắt gặp đồ vật, hành động, tình huống đó ở môi trường dùng tiếng nào. Ví dụ những từ như “cơm” “canh” “đũa” trẻ sẽ biết trong tiếng Việt trước, còn những từ như “class” “mokey bar” “criss cross apple sauce” trẻ sẽ biết bằng tiếng Anh trước. 3. Bố mẹ lo sợ con bị loạn ngôn ngữ? Bố mẹ còn lo con sẽ bị loạn ngôn ngữ bởi trẻ song ngữ thường xuyên có hiện tượng nói 1 nửa Anh 1 nửa Việt (Code switching), chêm lẫn từ của các ngôn ngữ khác nhau (borrowing). Ví dụ trẻ nói: Hôm nay trời có thunderstorm. Where’s my dép?... Bố mẹ yên tâm là hiện tượng này là vô cùng tự nhiên trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Ngay cả người lớn khi làm việc trong môi trường dùng Tiếng Anh quá nhiều cũng dẫn tới việc nói nửa Anh nửa Việt, nghe thì hơi khó chấp nhận nhưng thực ra đối với trẻ “rất healthy và balance” =)) Nếu để ý chúng ta có thể thấy khi trẻ trộn lẫn nhiều thứ tiếng, chúng vẫn dùng đúng các quy tắc ngữ pháp của từng thứ tiếng nên đối với những người biết cả 2 thứ tiếng họ vẫn dễ dàng hiểu được. (3) Hơn thế nữa một nghiên cứu còn cho thấy ngay từ trước khi sinh trẻ đã có thể phân biệt sự khác nhau giữa 2 ngôn ngữ. Thí nghiệm chỉ ra khi người mẹ chỉ nói tiếng Anh, trẻ từ khi mới lọt lòng đã thể hiện sự thích thú rõ rệt chỉ với tiếng Anh, còn khi người mẹ nói Tiếng Anh và tiếng Tagalog, trẻ thể hiện sự thích thú như nhau đối với cả 2 ngôn ngữ (4) Một nghiên cứu khác cho thấy ở 4 tháng tuổi, trẻ đơn ngữ và song ngữ đều có năng phân biệt được các hình ảnh video câm đang nói những thứ tiếng khác nhau chỉ bằng cách quan sát cử động của cơ mặt. Nhưng đến 8 tháng tuổi thì trẻ đơn ngữ không còn chú ý đến những sự khác biệt này còn trẻ song ngữ vẫn rất nhạy cảm với những tín hiệu đó. Điều này cho thấy không những trẻ song ngữ ko bị nhiễu loạn mà còn nhạy cảm hơn với những đặc điểm ngôn ngữ học (5)     4. Các phương pháp hữu ích Nói về các phương pháp giúp trẻ học tiếng được tốt hơn thì có 2 phương pháp nổi trội là “One person one language” OPOL bố chỉ nói với con bằng tiếng Trung, mẹ chỉ nói với con bằng tiếng Việt, Mỗi người không sử dụng thứ tiếng khác với con Và “Minority language at home” MLAH cả nhà chỉ nói tiếng Việt khi ở nhà, tuyệt đối không sử dụng tiếng Anh. Cả nhà có thể google thêm để tham khảo chi tiết nha. Dù dùng phương pháp nào thì theo mình điểm mấu chốt của việc dạy con song ngữ đó là tạo cho con môi trường để con cần và được sử dụng thứ tiếng đó. Việc dạy tiếng cho con giống như dạy con tập đi vậy. Chúng ta không thể nào cầm chân con bắt bước từng bước được, chúng ta chỉ có thể tạo môi trường để trẻ có thể tiếp thu và luyện tập. Khi trẻ cảm thấy cần phải dùng ngôn ngữ đó để giao tiếp, chúng sẽ muốn học. Vì thế hãy cho trẻ đọc sách, hát các bài hát, xem các bộ phim hoạt hình, chơi trò chơi bằng thứ tiếng đó để trẻ có hứng thú thật tự nhiên. Trẻ con có khả năng ngôn ngữ rất kì diêu. Trong khi người lớn chúng ta muốn phát âm 1 từ mới đôi khi cần phải nhìn rõ chữ đó đánh vần ra sao rồi mới đủ tự tin đọc thành tiếng. Và phải nhìn mặt chữ mới có thể nhớ được từ. Nhưng trẻ có khả năng ghi nhớ cục bộ rất tốt nên tất cả những chi tiết nhỏ nhất như ngữ âm, âm cuối, thanh dấu trẻ đều nắm bắt được luôn. Cái khó trong việc dạy trẻ song ngữ là 1 ngôn ngữ sẽ dần dần trở nên quan trọng hơn ngôn ngữ còn lại. Có thể là do ở trường 8 tiếng con hoàn toàn dùng tiếng Anh, còn về nhà dùng tiếng Việt vỏn vẹn chỉ có vài tiếng và chỉ nói được với đúng 2 người là bố và mẹ. Hơn thế nữa, khi bố mẹ cùng biết Tiếng Anh thì việc trộn lẫn Anh Việt cũng xảy ra thường xuyên hơn, giảm cơ hội dùng Tiếng Việt. Mình nghĩ bố mẹ ko cần thiết phải giả vờ không hiểu, vì chắc chắn trẻ biết là bạn hiểu thôi. Thay vào đó hãy coi đó là lợi thế của mình để giúp trẻ bổ sung thêm từ vựng trong ngôn ngữ thứ yếu. Cho trẻ nói chuyện facetime thường xuyên với ông bà là môi trường thuần Việt nhất trẻ có được. My ban đầu nói tiếng Anh với ông bà rất nhiều, nhưng vì không nhận được sự hưởng ứng nên bây giờ vừa nói vừa dịch luôn. Đừng quá lo lắng khi con dùng nhiều từ tiếng Anh hơn vì đi học con sẽ biết nhiều từ mới hơn và con chưa kịp học từ đó trong Tiếng Việt. Điều này không có nghĩa là con quên, hay lười, mà đơn giản là từ nào lâu không dùng, không có cơ hội luyện tập thì khó nhớ lại hơn thôi. Người lớn chúng ta cũng vậy cả mà. Nên đừng quát mắng, gây áp lực cho con càng khiến con cảm thấy bực bội khi bị ép phải dùng Tiếng Việt. Khi trẻ trộn lẫn từ không nên quá nghiêm khắc với trẻ, trẻ sẽ hạn chế nói để tránh bị lỗi sai. Khi có từ nào con chưa biết, chưa nhớ mà con phải dùng bằng tiếng Anh, hãy nhẹ nhàng nhắc con từ đó trong Tiếng Việt. Hãy tiếp tục trả lời con bằng Tiếng Việt, dịch lại những câu nói của con sang Tiếng Việt thật tự nhiên chứ không bắt bẻ từng câu từng chữ. 5. Học ngoại ngữ Tương tự như vậy, ở VN, bố mẹ có thể khuyến khích cho con học tiếng Anh từ sớm. Một vấn đề nảy sinh nhiều tranh cãi đó là trẻ chưa rành tiếng mẹ đẻ đã bày đặt học ngoại ngữ thì có cần thiết ko. Ban đầu mình nghĩ môi trường song ngữ kiểu này này không tự nhiên như ở 2 trường hợp đầu, có phần gó bó và ép buộc. Tuy nhiên nhìn nhận lại thì việc học Tiếng Anh ở VN cũng giống như việc học Tiếng Việt ở Mỹ. Cũng là ngôn ngữ thứ yếu nhưng vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, vì vậy cần tận dụng mọi cơ hội để tiếp xúc. Nếu bố mẹ biết Tiếng Anh thì là môi trường giao tiếp tuyệt vời nhất đối với trẻ. Còn việc đi học tuần 3 buổi, mỗi buổi 1-2 tiếng mình thấy chưa đủ tần suất để trẻ có thể tận dụng tối đa khả năng ngôn ngữ của não bộ. Tuy nhiên cơ hội là cơ hôi, luôn luôn đáng hoan nghênh. Bố mẹ nếu ko đủ khả năng để dạy con thì hãy trở thành bạn học của con, để Tiếng Anh không chỉ giới hạn trong vài tiếng ở trên lớp nữa. Lưu ý cho trẻ xem video bằng Tiếng Anh nhiều cũng là một cách giúp trẻ học nhưng không nên quá lạm dụng vì cách tiếp xúc này quá bị động, trẻ sẽ chỉ tiếp thu đến 1 giới hạn nhất định và không hoàn thiện được kĩ năng nghe nói đọc viết.     6. Kết luận Ngôn ngữ là một KĨ NĂNG chúng ta luyện tập và phát triển cả đời. Trẻ sẽ còn học và nâng cao kĩ năng này 10 – 20 năm nữa. Và ngay cả khi đã thành người lớn, kĩ năng này cũng cần rèn dũa sử dụng thường xuyên thì mới đạt được độ trôi chảy. Ngay cả tiếng Việt của mình bây giờ, sau 10 năm sống ở Mỹ cũng đã kém đi rất nhiều. Bên cạnh đó thì độ hoạt ngôn của mỗi người là khác nhau. Vậy nên bố mẹ không nên đặt ra những kỳ vọng không thực tế cho con. Con sẽ còn thời gian dài để phát triển, không cần phải hối thúc hay đặt deadline gì cả. Sẽ có những giai đoạn ẩm ương không thích nói tiếng Việt, nói tiếng Anh cho cool, không sao cả! Chỉ cần duy trì môi trường thì KHẢ NĂNG sử dụng tiếng của con sẽ không mất đi, chỉ cần có cơ hội là con sẽ sử dụng được ngay. (1) Bilingualism in the Early Years: What the Science Says https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6168212/ (2) Language development: Speech milestones for babies https://www.mayoclinic.org/…/language-developm…/art-20045163 (3) Early emergence of structural constraints on code-mixing: evidence from French–English bilingual children https://www.cambridge.org/…/B1969EC756450CCB5799F31AB8EE907B (4) The roots of bilingualism in newborns.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20424066/ (5) Visual language discrimination in infancy. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17525331/