Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Đừng coi nhẹ ong đốt – trẻ em bị ong đốt gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong

Khi bị ong đốt, trẻ em có thể bị dị ứng với nọc ong và có thể bị phản ứng nặng với vết chích, được gọi là sốc phản vệ và có khả năng sẽ gây tử vong.

Những con ong có màu sắc sặc sỡ thường mang những nọc độc. Nọc độc này chứa protein ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây đau và sưng. Khi bị ong đốt, trẻ em có thể bị dị ứng với nọc ong và có thể bị phản ứng nặng với vết chích, được gọi là sốc phản vệ và có khả năng sẽ gây tử vong.   Điều quan trọng là biết cách xử lý khi trẻ em bị ong đốt, loại bỏ nọc độc càng nhanh càng tốt để ngăn chặn nó tấn công xâm nhập cơ thể bé.    Điều trị ong đốt Dưới đây là 1 số hành động cần xử lý nhanh chóng khi con bạn bị ong đốt   Điều trị phản ứng nhẹ Sau khi bị ong dốt, loại bỏ lọc độc càng sớm càng tốt bằng cách sử dụng một nhíp, cẩn thận để tránh bóp nọc độc đi vào. Loại bỏ nọc độc sẽ hạn chế lượng nọc độc được giải phóng vào máu. Bạn có thể loại bỏ nọc đọc bằng cách khác nhau như dùng nhíp lôi ra hoặc dùng miếng bìa cứng gạt nó ra, nhưng miễn là bạn xử lý nó nhanh chóng.    Nhẹ nhàng rửa khu vực bằng xà phòng và nước.   Chườm túi nước đá hoặc khăn lạnh, ướt vào vết ong đốt trong vài phút.   Nếu con nhỏ của bạn bị đau, một liều acetaminophen hoặc ibuprofen phù hợp với lứa tuổi sẽ làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, bạn hãy ghi nhớ các hướng dẫn an toàn về thuốc cho trẻ em và không bao giờ cho ibuprofen cho em bé dưới 6 tháng tuổi.   Sử dụng một miếng gạc lạnh, bôi thuốc mỡ steroid và dùng thuốc kháng histamine sẽ giúp giảm ngứa và viêm, các triệu chứng sẽ giảm dần trong một vài ngày.   Điều trị phản ứng nặng Khi trẻ em bị ong đốt, phản ứng nghiêm trọng xảy ra toàn thân đòi hỏi phải tiêm epinephrine khẩn cấp, điều này sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng. Bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ hoặc phòng cấp cứu càng sớm càng tốt. Trong trường hợp bị ong đốt khu vực gần trong miệng, màng nhầy có thể sưng lên đến mức chặn đường thở của con.    Bất cứ ai gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng sốc phản vệ thì nên đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt, ngay cả khi họ đã tự tiêm epinephrine. Mặc dù hiếm gặp, nhưng sốc phản vệ nọc độc có thể gây tim ngừng đập trong vòng 5-10 phút sau khi bị chích.   Trong khi chờ đợi các dịch vụ khẩn cấp đến, người bệnh nên nằm ngửa với bàn chân nâng cao. Làm như vậy sẽ giúp chống lại sự yếu đuối và chóng mặt, đây bằng cách hỗ trợ lưu lượng máu đến tim.  Ngăn ngừa dị ứng ong đốt Những người dễ bị dị ứng với ong đốt có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để giảm nguy cơ bị ong chích khi ở ngoài trời: • Bạn tránh đi dép hoặc chân trần • Cánh tay hoặc chân bạn cần được đảm bảo che kín • Tránh mặc quần áo có màu sắc rực rỡ hoặc có in hoa để tránh gây sự chú ý của ong • Tránh xịt nước hoa nồng, đặc biệt là các loại nước hoa có mùi hương hoa • Kiểm tra khu vực ngoài trời để xem có ong và côn trùng bay khác trước khi ăn bên ngoài hay không • Khi ăn ngoài trời, giữ thức ăn kín và chú ý đến thức ăn và đồ uống mà ong có thể đậu.  • Đóng cửa sổ khi lái xe   Nếu bạn cần tiếp xúc với ong, bạn nên chú ý những điều sau: • Đừng đánh vào những con ong đang bay vườn, vì chúng có thể chích khi phòng thủ. • Nếu một con ong bay đến gần bạn, hãy cố gắng di chuyển chậm và bình tĩnh. • Nếu một con ong đậu vào bạn, hãy cố gắng giữ bình tĩnh vì chúng thường sẽ bay đi trong vòng vài giây. • Nếu bạn thấy một con ong hoặc ong bắp cày trong nhà hoặc khu vườn của bạn, hãy gọi cho một chuyên gia kiểm soát dịch hại địa phương hoặc người có chuyên môn về ong.  • Bạn đừng cố gắng loại bỏ một tổ ong 1 mình mà không có phương pháp an toàn   Dấu hiệu khi trẻ bị dị ứng nghiêm trọng với ong đốt  Hầu hết các vết ong đốt sẽ chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ và tạm thời và có thể điều trị tại nhà hoặc không cần phải điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên, một số ít gặp phải đó là sốc phản vệ với nọc độc. Hơn nữa, có thể bạn không biết con mình bị ong đốt cho đến khi bé xuất hiện các dị ứng với vết chích. Một trong những phản ứng dị ứng đáng lo ngại đó là sốc phản vệ.    Khi bé có các dấu hiệu dưới đây bạn cần gọi số 911 hoặc đưa con đi cấp cứu ngay lập tức:  • Khò khè hoặc khó thở • Sưng môi, lưỡi hoặc mặt • Phát ban và da đỏ ửng hoặc nhợt nhạt • Mạch yếu hoặc nhanh • Chóng mặt • Ngất xỉu • Buồn nôn • Nôn • Mất ý thức   Điều trị sốc phản vệ bằng cách mũi tiêm epinephrine sẽ làm giảm các triệu chứng nhanh chóng của trẻ khi ong chích vào người. Bạn cũng nên đưa con đến bác sĩ nhi khoa nếu bé bị phát ban rộng hoặc sưng to xung quanh vết ong đốt, hoặc nếu bị sưng và đau kéo dài hơn ba ngày. Khi bạn biết rõ rằng con bạn di ứng với ong đốt, bạn nên đem theo mũi tiêm epinephrine bên người để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.