Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Viêm phế quản, viêm phổi - Khi nào thì nên và không nên sử dụng kháng sinh?

Hôm trước Bác sĩ có chụp một bức hình tin nhắn của 1 bạn có con bị ho và nhiều đờm ở cổ, đi khám nhưng bác sĩ có khuyên là không cần dùng kháng sinh? Mọi người đã tranh luận khá sôi nổi về vấn đề này, Bác sĩ sẽ chia sẻ thêm để mọi người hiểu rõ hơn.

Hôm trước Bác sĩ có chụp một bức hình tin nhắn của 1 bạn có con bị ho và nhiều đờm ở cổ, đi khám nhưng bác sĩ có khuyên là không cần dùng kháng sinh? Mọi người đã tranh luận khá sôi nổi về vấn đề này, Bác sĩ sẽ chia sẻ thêm để mọi người hiểu rõ hơn.   Ảnh minh họa   Mỗi một đứa trẻ sinh ra trong khoảng thời gian đầu đều có một đề kháng nhất định của mẹ truyền cho con, nhưng sau con lớn đề kháng dần giảm đòi hỏi bé phải tự sản sinh ra miễn dịch để đối đầu với các dịch bệnh mà bé gặp phải, nhất là giai đoạn sau 6 tháng kéo dài đến 3 tuổi. Nguyên nhân : - Thời tiết : khoảng thời gian này đang là giao mùa đêm se lạnh, sáng mưa phùn, trưa nắng, chiều mưa phùn..rất phù hợp với môi trường để virut phát triển. - Lây truyền giữa các bé : Hầu hết các bé đi lớp rất sớm, chỉ cần 1 bé bị thôi là lây lan ra cả lớp... - Từ chính người thân trong nhà : Từ mẹ, ông bà, người hút thuốc lá... - Dụng cụ, đồ chơi...bé rất hay có thói quen mút tay, cho đồ chơi vào miệng, lê la chui rúc khắp ngóc ngách trong nhà... Trên 90 % trẻ bị viêm mũi họng, đường hô hấp trên là do virus, chỉ có đâu đó 10% là có bội nhiễm và vi khuẩn, nhưng chớ trêu thay tất cả các đơn điều trị cho bé Auto là có kháng sinh. "Virus uống kháng sinh không hề có tác dụng" Khi các bé đến khám hoặc được Bs Huy khám và hướng dẫn cho con về lau rửa mũi, cho bé bú tăng cữ, vệ sinh sạch sẽ, phòng khô thoáng thì Bs có cảm nhận được các mẹ bé có cái gì đó nghi ngờ, tại sao con mình đang ốm và ho khụ khụ ra, mũi đờm thì nhiều mà lại không cho thuốc nhỉ? Không tin tưởng và Thiếu cái gì đấy... Quan điểm có kháng sinh đã ăn sâu vào não mất rồi. Đặc biệt là ai ở với bố mẹ chồng hoặc người lớn tuổi lại càng áp lực vấn đề này hơn ( có trường hợp Bs tư vấn cho mẹ bé xong cũng phải tư vấn luôn cả bà và ông của bé) nhất là sau 2 - 3 ngày mà bé vẫn cứ húng hắng ho, mũi dãi xụt xịt, ăn ngủ chơi bình thường là rối lên rồi.   Ảnh minh họa   Quá trình ốm của bé Bs sẽ chia thành 2 giai đoạn : ● GIAI ĐOẠN 1 : 90 % do virut. Biểu hiện ở trẻ : Ho ( húng hắng ho và ba tiếng, ho nhiều về đêm và gần sáng, ban ngày rất ít ho và không ho) hắt xì hơi, xụt xịt, khò khè...Diễn da từ 3 ngày, 5 ngày thậm chí 10 ngày. Ở giai đoạn này dùng kháng sinh để bao vây là sai lầm, hoặc phòng nhiễm xuống phế quản, phổi là không đúng mà chỉ làm bé bị : + Kháng thuốc + Tổn thương gan và thận do kháng sinh phải đào thải. + Tốn tiền + Đánh vật với con cho nó uống thuốc, nôn chớ phí hết sữa bé bú, cơm hay thức ăn bé ăn... Như vậy uống kháng sinh giai đoạn này là vô nghĩa. Vậy làm thế nào xác định đây là virut? + Sốt ( có bé sốt liên tục 3 ngày, sốt 5 ngày..là khỏi, có bé sốt nhiều hơn, theo dõi sát sao và sốt cao liên tục cho bé đi viện để làm xét nghiệm máu xác định bội nhiễm chưa? Nếu sốt virus uống hạ sốt là đc). + Húng hắng Ho, hắt xì hơi + Niêm mạc họng đỏ, hồng. + Xét nghiệm máu. Điều trị : Vệ sinh mũi họng (Cách Hút mũi, rửa mũi sạch) uống tăng đề kháng, tăng cữ bú hoặc cho trẻ uống nhiều nước, tay chân rửa xà phòng, tắm rửa sạch sẽ cho bé, có thể kết hợp thêm các phương thức dân gian như ngâm chân nước gừng, xoa dầu chàm, uống lá hẹ, siro quất đường phèn... Các bạn đọc thêm kinh nghiệm chính bác sĩ đã hướng dẫn cho các bạn ấy đã áp dụng thành công tại đây  Ở giai đoạn 1 này bác sĩ có lời khuyên cho các mẹ bé hãy thật kiên trì, không tự ý mua thuốc kháng sinh cho bé hoặc bế con đi khám lung tung, cứ vài ngày lại bế con đi khám 1 chỗ khác nhau.. Theo dõi chặt chẽ, nếu trẻ sốt cao liên tục, li bì, trẻ chán ăn bỏ bú, mệt mỏi thì trẻ đã chuyển sang giai đoạn 2.   Ảnh minh họa   ● GIAI ĐOẠN 2: sau 3-5-7 ngày thực hiện dầy dủ các bước chăm sóc ở trên mà trẻ không hề giảm nhẹ, có các triệu trứng nặng hơn thì lúc này trẻ đã có bội nhiễm và cần đi viện để khám. Bội nhiễm : + Mũi đặc xanh, vàng mùi hôi. + Miệng hôi, lưỡi bẩn( trắng), môi khô. + Niêm mạc đỏ, sưng, xung huyết, xuất tiết nhiều dịch mủ. + Bỏ ăn, li bì, quấy khóc, trẻ mệt lả mắt lờ đờ giảm tinh nhanh. + Sốt từ 39 độ trở nên, cá biệt có bé sốt 40 độ. + Cận lâm sàng : xét nghiệm máu. Lúc này đã xác định nhiẽm khuẩn và sẽ dùng kháng sinh điều trị cho bé. Tức là lúc này đã có vi khuẩn và dùng kháng sinh tiêu diệt, chứ không có vi khuẩn dùng kháng sinh để phòng là phản khoa học. Điểm quan trọng nhất đó là điểm giao giữa trẻ bị cúm virus chuyển sang giai đoạn bội nhiễm thường là điểm giao của ngày thứ 3 trở đi tức là có thể 3,5,7 hoặc 10 ngày. Lúc này sau khoảng thời gian trẻ bị virus, sức miễn dịch suy yếu không có khả năng chống lại trẻ sẽ bị bội nhiễm và nặng thêm có các triệu chứng điển hình như bác sĩ nêu ở trên, còn trẻ ăn chơi ngủ bình thường thì kiên trì cho bé.   Ảnh minh họa   Con Bạn đã áp dụng chuẩn rồi, đã biết khi nào dùng kháng sinh, khi nào không cần dùng kháng sinh nhưng bé Hàng xóm vẫn dùng kháng sinh thường xuyên, sai quy định và bị kháng thuốc đi học hoặc chơi chung với con bạn thì con bạn hoàn toàn bị lây con vi khuẩn kháng thuốc đó từ con mẹ bé hàng xóm kia sang con bạn. Vì vậy mà đòi hỏi sự thay đổi rất lớn từ đội ngũ thầy thuốc hiện nay và sau đó là đến từ người dân. Hiện nay trên thế giới nhất là các nước phát triển họ đang sử dụng kháng sinh thế hệ 1 thôi nhưng việt nam chũng ta đã đến thế hệ 3, thế hệ 4 thậm trí rất nhiều bé hiện nay không có thuốc để chữa nữa. Điển hình tại viện nhi trung ương là khoa Hô hấp và bệnh viện Nhi đồng 1 tại sài gòn. Các ba mẹ đọc được bài viết này, hãy cùng Mamibuy chia sẻ rộng rãi tới những người khác, để mọi người chung tay hạn chế xảy ra các trường hơp kháng kháng sinh đáng tiếc có thể xảy ra nhé! Bs Huy ( Nhi TW)