Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Giải mã cơn ho của bé - Khi nào thì cần đưa con đi gặp bác sĩ?

Khi con nhỏ của bạn bị ho, nhưng đó là loại ho gì? Chắc chắn điều này sẽ gây lo lắng cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là lo lắng với sức đề kháng yếu của trẻ nhỏ.

Khi con nhỏ của bạn bị ho, nhưng đó là loại ho gì? Chắc chắn điều này sẽ gây lo lắng cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là lo lắng với sức đề kháng yếu của trẻ nhỏ. Ho là một triệu chứng cảnh báo về một vấn đề tiềm ẩn, là cách cơ thể tránh khỏi bệnh tật. Ho đóng vai trò là phương pháp mà cơ thể sử dụng để giữ cho đường thở thông thoáng, đẩy đờm trong cổ họng và mũi. Khi có sự thay đổi nhỏ nhất về lực và độ dài của âm thanh, có thể giúp bạn giải mã những gì thực sự làm phiền đường thở của con bạn. Điều này sẽ giúp bạn thu hẹp các khả năng và biết khi nào nên cho bé gặp bác sĩ.  Có hai dạng phản ứng của ho Ho khan: Điều này xảy ra khi bé bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Đây có thể là một phản ứng đối với một cái gì đó kích thích cổ họng, chẳng hạn như một chất gây dị ứng hoặc khói thuốc. Ho khan cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc phản ứng với thuốc hoặc thực phẩm. Ho ướt: Đây là kết quả của một bệnh về đường hô hấp kèm theo nhiễm vi khuẩn. Lúc này ho sẽ ra chất nhầy từ xoang hoặc phổi, nó có thể chứa các tế bào bạch cầu giúp chống lại vi trùng hình thành trong đường thở của em bé.  Đặc điểm của các loại ho Khi trẻ bị ho, có thể là những nguyên nhân gây ra bởi các loại bệnh dưới đây. Ho khan – dị ứng  Ho khan là ho mà bạn không thấy có tiếng kêu hay khò khè, không nghe thấy bé ho ra đờm hoặc chất nhầy. Ho khan có liên quan đến các chất kích thích trong đường thở. Khi bé ho khan, có thể có nghĩa là em bé của bạn đang bị cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng, nó có thể kèm theo sổ mũi và hắt hơi. Nếu là bị dị ứng, các triệu chứng của bé có thể kéo dài nếu như môi trường không thay đổi. Nên tìm hiểu xem bé có tiếp xúc với thú cưng, phấn hoa hay không? Ho kèm theo tiếng thở khò khè – hen suyễn Ho kèm theo thở khò khè có thể là dấu hiệu kinh điển của bệnh hen suyễn. Hen suyễn xảy ra khi đường thở bị viêm và co thắt, có những triệu chứng cảm lạnh, ngứa và chảy nước mắt. Ho do hen suyễn thường trở nên đỉnh điểm trong khi tập thể dục, tiếp xúc với không khí lạnh, tiếp xúc với các chất gây dị ứng và ho dồn dập vào ban đêm.  Việc điều trị hen suyễn bằng việc sử dụng thuốc để để điều trị cơn khò khè, kê toa một dạng chất lỏng của thuốc hen suyễn là albuterol để mở đường thở, khi nặng hơn có thể bé phải dùng mặt nạ để hít thuốc dễ dàng hơn. Ho mãn tính Ho mãn tính là dạng ho kéo dài hơn bốn tuần ở trẻ em và tám tuần ở người lớn. Những lý do phổ biến nhất của ho mãn tính bao gồm chảy nước mũi, hen suyễn, trào ngược axit và khói thuốc lá. Ho cũng có thể kéo dài sau khi bé bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. Nếu ho kéo dài kèm theo sốt, khó thở, sụt cân, đau ngực, đổ mồ hôi đêm hoặc có máu bạn nên cho trẻ gặp bác sĩ khẩn cấp.  Ho gà Ho gà thường có âm thanh như 1 tiếng rít rất lớn và nhanh. Khi bị ho gà, bé thường không có triệu chứng cảm lạnh hoặc sốt. Ho gà thường được gây ra do nhiễm vi khuẩn, đe dọa tính mạng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  Các triệu chứng của ho gà đó là : • Ho khan thường xuyên và báo động • Lưỡi thò ra • Mắt lồi • Mặt đổi màu Phòng ngừa ho gà bằng cách tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa bệnh ho gà Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị ho gà, hãy cho trẻ đi cấp cứu ngay lập tức. Vào thời điểm cơn ho phát triển, trẻ sơ sinh phải nhập viện để có thể nhận được oxy trong khi bị ho.  Ho viêm phế quản Viêm phế quản có dấu hiệu bắt chước cảm lạnh, có âm thanh nghe khò khè và dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho bé.  Có nhiều thứ gây ra tiếng ho khò khè hoặc co thắt đường thở, bao gồm các yếu tố môi trường như bụi. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp viêm phế quản ở trẻ dưới 1 tuổi là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Virus này thường hay gây cảm lạnh ở trẻ lớn hơn 3 tuổi, nhưng nó có thể xâm nhập vào phổi của trẻ sơ sinh và có thể đe dọa đến tính mạng.  Sau khi được kiểm soát điều trị y tế, trẻ có thể điều trị viêm tiểu phế quản tại nhà. Hãy cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi và luôn cần theo dõi nhịp thở của trẻ. Nếu trẻ thở  quá 50 nhịp trở lên mỗi phút - con bạn chắc chắn bị suy hô hấp, do đó bạn cần cho trẻ cấp cứu ngay.  Ho viêm phổi Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn ở phổi. Các triệu chứng và dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm phổi, đó là khi một đứa bé rất mệt mỏi và sẽ bị ho rất nhiều.  Việc điều trị viêm phổi tùy thuộc vào nguyên nhân do vi-rút hay vi khuẩn, khi trẻ bị sốt cần gọi ngay cho bác sĩ.  Ho khi mắc vật lạ trong miệng Trẻ có thể ho nhỏ, ho dai dẳng hoặc thở hổn hển khi mắc phải các thực phẩm như một miếng cà rốt hoặc xúc xích, là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹt thở. Nếu bé bắt đầu thở hổn hển hoặc ho đột ngột trong khi ăn hoặc chơi với đồ chơi nhỏ, hãy nhìn vào miệng để tìm ra thủ phạm gây ho.  Các triệu chứng ho của bé từ dị vật bao gồm: • Bắt đầu ho, sau đó là ho dai dẳng hoặc khò khè nhẹ trong một khoảng thời gian mà không có bất kỳ triệu chứng cảm lạnh nào khác và không có tiền sử cảm lạnh hoặc sốt gần đây • Đôi khi viêm phổi cũng có thể là kết quả của thức ăn mà anh ta nuốt nhầm và bị mắc kẹt trong phổi   Nếu bạn nghi ngờ bé bị tắc nghẽn dị vật, hãy lật em bé lại và ngay lập tức vỗ ngược giữa hai bả vai, nếu tình trạng có vẻ nguy hiểm thì bạn cần gọi đường dây cấp cứu 119 ngay lập tức.  Khi nào cần mang em bé đến gặp bác sĩ?  Hãy gọi bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu sau: • Trẻ hơn 4 tháng bị ho • Ho khan liên quan đến cảm lạnh (sổ mũi nhưng không sốt) kéo dài hơn năm đến bảy ngày • Ho khan hoặc ho ướt với cảm lạnh và sốt • Ho và nghe thấy khò khè nhẹ • Tất cả những dấu hiệu về ho  Trường hợp cần cho bé đi cấp cứu nhanh chóng khi bé co những biểu hiện sau: • Ho hò khè và dồn dập • Bé khó chịu cáu gắt • Bé ho mà không thể bắt được hơi thở của mình • Xanh xao • Co rút và dạ dày phình to