Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mang bầu và những bệnh nguy hiểm phổ biến hay mắc phải

Trong khi mang thai, thai phụ thường gặp một số vấn đề sức khỏe lo ngại, những biến chứng này ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ, thai nhi hoặc ảnh hưởng cho cả hai. Những biến chứng khi mang thai có thể xảy ra với cả những phụ nữ khỏe mạnh, gây nguy cơ cao cho thai kỳ.

Trong khi mang thai, phụ nữ thường gặp một số vấn đề sức khỏe lo ngại, những biến chứng này ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ, thai nhi hoặc ảnh hưởng cho cả hai. Những biến chứng khi mang thai có thể xảy ra với cả những phụ nữ khỏe mạnh, gây nguy cơ cao cho thai kỳ.   Một số biến chứng phổ biến trong thai kỳ như:  • Huyết áp cao • Bệnh tiểu đường thai kỳ • Nhiễm trùng • Tiền sản giật   • Sinh non • Sảy thai • Thai chết lưu • Bất đồng Rh trong nhóm máu mẹ con • Các triệu chứng khác     Huyết áp cao Huyết áp cao xảy ra khi các mạch mang máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể bị thu hẹp, nó làm tăng áp lực lên các động mạch. Khi mang thai, điều này xảy ra sẽ cản trở lượng máu tới thai nhi, gây cản trở việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Thông thường, tăng huyết áp thai kỳ xảy ra trong nửa sau của thai kỳ và biến mất sau khi sinh. Đối với người bị cao huyết áp khi mang thai, cần phải liên tục theo dõi và kiểm soát trong suốt thai kỳ, có thể dùng thuốc khi cần thiết.  Bệnh tiểu đường thai kỳ Insulin là một loại hormone được sản xuất trong tuyến tụy, nó điều chỉnh quá trình chuyển hóa chất béo và carbs của cơ thể và giúp cơ thể biến đường thành năng lượng. Trong thai kỳ, do nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin. Do đó, glucose đã tích tụ trong máu và gây ra bệnh tiểu đường, còn được gọi là đường huyết cao. Nếu không được kiểm soát, huyết áp cao có thể dẫn đến tiền sản giật và sinh non, làm tăng nguy cơ sinh mổ.  Nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến lây lan qua đường tình dục trong khi mang thai sẽ để lại biến chứng cho em bé và thai phụ. Một số bệnh sẽ gây chuyển dạ sớm, gây nhiễm trùng trong tử cung sau khi sinh. Đặc biệt một số bệnh còn lây lan từ mẹ sang con trong khi mang thai hoặc trong khi sinh và gây hại cho em bé như nhẹ cân, tổn thương não, mù lòa, điếc, các vấn đề về gan hoặc thai chết lưu. Tiền sản giật   Tiền sản giật còn gọi là nhiễm độc máu, gây nghiêm trọng cho các cơ quan như não và thận. Tiền sản giật sẽ chuyển thành sản giật, khi không được điều trị có thể gây tử vong. Tiền sản giật gây nguy hại cho em bé và người mẹ, do vậy cần gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ các triệu chứng như sưng bất thường ở tay và mặt, đau đầu dai dẳng, đau bụng trên, khó thở, buồn nôn hoặc nôn, dễ bị tím bầm hoặc xuất hiện các đốm.  Sinh non Sinh non là trường hợp chuyển dạ trước tuần 37, bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra trước tuần 37 đều có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe. Vì các cơ quan ở cơ quan phổi và não ở trẻ sẽ hoàn thiện trước khi sinh đủ tháng (thường là ở tuần 30 và 40). Progesterone là một loại hormone được sản xuất tự nhiên trong thai kỳ, có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa sinh non ở một số phụ nữ. Việc bổ sung progesterone cho những phụ nữ có nguy cơ sinh non cao sẽ giúp giảm 1/3 nguy cơ sinh non sau đó.   Sảy thai Các dấu hiệu của việc sảy thai như xuất hiện đốm máu âm đạo hoặc chảy máu, chuột rút, thấy dịch lỏng hoặc mô lỏng đi ra từ âm đạo. Mặc dù, không phải lúc nào chảy máu từ âm đạo cũng là dấu hiệu hoặc triệu chứng của việc sảy thai. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai gặp phải dấu hiệu bất kỳ trong thai kỳ nên liên hệ kịp thời với bác sĩ.  Thai chết lưu Các tình trạng sức khỏe bao gồm bất thường nhiễm sắc thể, các vấn đề về nhau thai, sự phát triển của thai nhi kém, các vấn đề sức khỏe mãn tính của người mẹ và nhiễm trùng có thể góp phần gây ra thai chết lưu.  Bất đồng Rh trong nhóm máu mẹ con  Khi tế bào hồng cầu không có sự hiện diện của protein sẽ được gọi là Rh âm tính. Nếu người mẹ là Rh âm tính, và đứa trẻ trong bụng là Rh dương tính, thì các tế bào trong nhóm máu mẹ sẽ mặc định em bé là kẻ thù và sẽ tạo các kháng thể chống lại Rh dương tính của bé.  Khi mang thai, người mẹ cần thử nghiệm để xác nhận sự bất đồng trong nhóm máu. RhoGAM là một loại thuốc được sử dụng trong khoảng 28 tuần để ngăn chặn sự tích tụ của các kháng thể này. Ngoài ra, trẻ mang Rh dương tính sẽ được tiêm RhoGAM lại sau khi sinh.    Các triệu chứng khác Buồn nôn và ói mửa kéo dài:  Mặc dù buồn nôn và nôn là triệu chứng bình thường trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên, một số phụ nữ mang thai sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn kéo dài trong tam cá nguyệt thứ ba. Một số phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng chứng nôn nghén nghiêm trọng không ngớt, giảm cân, giảm sự thèm ăn, mất nước và cảm thấy ngất xỉu.  Thiếu máu thiếu sắt: Trong thai kỳ, phụ nữ mang thai thường có nguy cơ thiếu sắt cao, việc thiếu máu dẫn đến sinh non và nhẹ cân. Các triệu chứng thiếu máu bao gồm mệt mỏi hoặc ngất xỉu, khó thở và trở nên xanh xao.  Để giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, một số phụ nữ có thể cần thêm sắt thông qua bổ sung sắt. Liều lượng khuyến cáo là 27 miligam sắt mỗi ngày, tránh dùng quá liều lượng nếu không sẽ bị ngộ độc sắt.