Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chụp X-quang khi mang thai có làm tăng khả năng sảy thai không?

Chắc hẳn có nhiều người lo lắng chụp X-quang khi mang thai có thể gây hại cho bé hay không? Điều này có thể đúng trong một vài trường hợp. Tuy nhiên, việc không chụp X-quang có thể có hại nhiều hơn. Bởi vì chụp X-quang mang đến thông tin, sự chẩn đoán về nguy cơ tiềm ẩn của bé. Hãy nhớ rằng, một ngư

Chắc hẳn có nhiều người lo lắng chụp X-quang khi mang thai có thể gây hại cho bé hay không? Điều này có thể đúng trong một vài trường hợp. Tuy nhiên, việc không chụp X-quang có thể có hại nhiều hơn. Bởi vì chụp X-quang mang đến thông tin, sự chẩn đoán về nguy cơ tiềm ẩn của bé. Hãy nhớ rằng, một người mẹ khỏe mạnh có nghĩa là một đứa trẻ khỏe mạnh.   Có rất nhiều nghiên cứu mâu thuẫn, do đó chụp X-quang chỉ được thực hiện khi nó mang lợi ích vượt trội – lợi nhiều hơn hại.   Làm sao để giảm rủi ro cho thai nhi khi chụp X-quang. Không phải tất cả các tia X-quang đều giống nhau, một số X-quang chụp về cánh tay, chân, đầu, răng hoặc ngực đều không làm lộ cơ quan sinh sản trước bức xạ, ở những nơi tiên tiến có thể sử dụng áo chì chặn mọi bức xạ tán xạ. Tuy nhiên, X-quang của bộ phận thân chẳng hạn như bụng, dạ dày, xương chậu, lưng dưới và thận, có nhiều khả năng tiếp xúc với tử cung hơn. Điều quan trọng là khi cần chụp X-quang phải cho bác sĩ hoặc nhà dịch vụ chăm sóc sức khỏe biết bạn đang mang thai hoặc có khả năng bạn đã có thai. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, có thể trì hoãn chụp X-quang đợi cho đến khi trẻ ra đời, hoặc điều chỉnh nó để giảm lượng phóng xạ. Rủi ro chụp X-quang khi mang thai Độ mạnh của tia X được đo bằng rads, đây là đơn vị cho thấy cơ thể hấp thụ bao nhiêu bức xạ. Nguy cơ gây hại cho em bé phụ thuộc vào tuổi thai của em bé và mức độ phơi nhiễm phóng xạ. Khi chụp X-quang nếu thai nhi tiếp xúc ở mức dưới 10 rads thì rủi ro có thể bằng 0. Nếu thai nhi tiếp xúc với mức hơn 10 rads có thể để lại các rủi ro.  Một số rủi ro của từng thai kỳ khi tiếp xúc với mức rad cao như sau:  - Tiếp xúc với bức xạ liều cao, trong tuần thứ ba hoặc bốn của thai kỳ với bức xạ cao cho thấy khả năng sảy thai.  - Tiếp xúc với bức xạ liều cao, giữa tuần thứ hai và tuần thứ tám của thai kỳ làm tăng nguy cơ hạn chế tăng trưởng của thai nhi hoặc dị tật bẩm sinh.  - Tiếp xúc với bức xạ liều cao, sau tuần thứ tám sẽ làm tăng nguy cơ em bé bị thiểu năng trí tuệ và học tập.   Nếu bác sĩ cảm thấy chụp X-quang là cần thiết cho tình huống của bạn lúc đó, đừng lo lắng. Lượng phóng xạ mà em bé của bạn sẽ nhận được có khả năng nằm trong phạm vi an toàn. Vào ngày chụp, hãy cho bác sĩ biết rằng bạn đang mang thai hoặc có có khả năng bạn đang mang thai, để họ có thể che chắn cho bạn đúng cách hoặc điều chỉnh liều lượng phóng xạ phù hợp. Trong trường hợp không quá cần thiết có thể trì hoãn chụp X-quang đợi cho đến khi bạn sinh nở xong.