Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Viêm não Nhật Bản và tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là do một loai virus có tên là flavler (viết tắt là JE), nó liên hệ chặt chẽ với virus viêm não West Nile và St. Louis. Động vật có xương như lợn và chim lội là vật chủ mang virus viêm não Nhật Bản. Muỗi bị nhiễm virus này sau khi chúng hút máu động vật hoặc chim bị nhiễm bệnh. Ngư

Vì sao được gọi là viêm não Nhật Bản?  Viêm não Nhật Bản là do một loai virus có tên là flavler (viết tắt là JE), nó liên hệ chặt chẽ với virus viêm não West Nile và St. Louis.   Động vật có xương như lợn và chim lội là vật chủ mang virus viêm não Nhật Bản. Muỗi bị nhiễm virus này sau khi chúng hút máu động vật hoặc chim bị nhiễm bệnh.   Người bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản qua đường muỗi cắn, đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm não virus ở Châu Á. Virus này không lây nhiễm từ người sang người.   Nó được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1871, do đó gọi nó với cái tên là ''Viêm Não Nhật Bản''.   Triệu chứng khi mắc viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản có thể gây sốt, co giật gây, nhức đầu, lẫn lộn, co giật. Ở trẻ em ban đầu thường xuất hiện triệu chứng đau dạ dạy và nôn.   Trường hợp nhiễm nhẹ thường là sốt và nhức đầu hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh nặng sẽ dẫn đến sốt cao, cứng cổ, mất phương hướng, hôn mê, co giật, liệt cứng và cuối cùng là tử vong.    Uớc tính trong số 35.000-50.000 trường hợp hàng năm, thì có khoảng 20% - 30% bệnh nhân tử vong và 30% - 50% số người sống sót có di chứng thần kinh hoặc tâm thần vĩnh viễn.  Các nước có nguy cơ mắc virus viêm não Nhật Bản cao  Trung Quốc  Miến Điện  nước Thái Lan  Việt Nam  Campuchia  Lào  Nepal  Ấn Độ  Philippines  Sri Lanka  Malaysia  Indonesia Muỗi mang virus viêm não Nhật Bản thường được thấy ở các vùng nông thôn, đặc biệt là những nơi có cánh đồng lúa và đầm lầy ngập nước. Loại muỗi này cũng đã xuất hiện ở khu vực thành thị. Tác dụng phụ của vắc-xin viêm não Nhật Bản Đối với trẻ dưới 3 tuổi, một liều duy nhất là 0,5 ml. Trẻ 3 tuổi trở lên và người lớn, một liều duy nhất là 1,0 ml. Vắc-xin được tiêm dưới dạng loạt 2 liều, khoảng các giữa các liều cách nhau 28 ngày. Liều thứ hai nên được tiêm trước một tuần trước khi đi du lịch đến nơi có nguy cơ nhiễm viêm não Nhật Bản.    Vắc-xin viêm não Nhật Bản chứa protamine sulfate, một hợp chất được biết là gây ra phản ứng dị ứng ở một số người, các tác dụng phụ thường gặp của vắc-xin viêm não Nhật Bản bao gồm:  Đỏ, đau, sưng hoặc đau cánh tay chỗ tiêm  Sốt nhẹ, nôn (chủ yếu ở trẻ em).  Ớn lạnh  Triệu chứng cúm  Đau đầu  Cảm giác mệt mỏi  Đau cơ (chủ yếu ở người lớn)  Buồn nôn  Đau bụng  Ngứa nhẹ, nổi mề đay hoặc nổi mẩn da.  Khi tiêm nếu cảm thấy chóng mặt, hoặc thay đổi thị lực hoặc ù tai nên gọi cho gặp bác sĩ ngay. Trường hợp khẩn cấp không thể chờ đợi hãy đưa hoặc người đó đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý kịp thời, tránh cái rủi ro đáng tiếc xảy ra. Trường hợp tử vong khi tiêm vắc-xin đã từng xảy ra, do đó nên chú ý không để mũi đốt và cân nhắc khi tiêm vắc -xin và liều lượng phù hợp.  Khuyến cáo không dùng vắc-xin viên não Nhật Bản cho các trường hợp    Người đã từng có phản ứng nghiêm trọng (đa dọa tới tính mạng) khi dùng vắc-xin viêm não Nhật Bản.   Người từng bị dị ứng nặng (đe dọa tính mạng) với thành phần bất kỳ nào của vắc-xin viêm não Nhật Bản.  Trên lý thuyết tiêm vắc xin không đươc dùng cho phụ nữ mang thai, vì nó ảnh hưởng đến thai nhi.  Không đảm bao an toàn hiệu quả với trẻ em dưới 1 tuổi