Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Sa tử cung có nguy cơ khiến vô sinh ở phụ nữ

Tử cung là một cấu trúc cơ được nâng đỡ bởi các cơ sàn chậu và dây chằng, khi các cơ sàn chậu hoặc dây chằng yếu đi hoặc căng ra chúng sẽ không có khả năng nâng đỡ tử cung, gây ra tình trạng sa tử cung. Khi tử cung bị sa nó chùng xuống hoặc chệch khỏi vị trí bình thường hoặc vào trong ống âm đạo hoặ

Tử cung là một cấu trúc cơ được nâng đỡ bởi các cơ sàn chậu và dây chằng, khi các cơ sàn chậu hoặc dây chằng yếu đi hoặc căng ra chúng sẽ không có khả năng nâng đỡ tử cung, gây ra tình trạng sa tử cung. Khi tử cung bị sa nó chùng xuống hoặc chệch khỏi vị trí bình thường hoặc vào trong ống âm đạo hoặc ra ngoài âm đạo.     Triệu chứng - Vùng xương chậu cảm thấy nặng nề hoặc giống như bị co kéo. - Gặp vấn đề về tiết niệu như khó tiểu, không tự chủ được, ứ đọng hoặc nhiễm trùng bàng quang.  - Có cảm giác như đang ngồi trên một quả bóng, hoặc có cái gì đó như đang rơi ra khỏi âm đạo. - Chảy máu âm đạo hoặc tăng tiết dịch âm đạo  - Gặp vấn đề trong quan hệ tình dục như chảy máu - Táo bón - Tử cung hoặc cổ tử cung nhô ra khỏi âm đạo - Đau vùng dưới thắt lưng Nguyên nhân sa tử cung - Do mang thai giãn ra và mỗi lần sinh con xong tử cung không trở lại vị trí ban đầu - Do chấn thương khi sinh hoặc sinh con to - Thiếu oestrogen (ét-xtrô –gien) khiến cho xương chậu yếu đi - Có tiền sử phẫu thuật vùng chậu - Thường xuyên mang vác vật nặng - Ho mãn tính - Táo bón mãn tính - Thừa cân hoặc béo phì Các cấp độ của sa tử cung Sa tử cung được chia ra 2 giai đoạn khác nhau và được tính theo mức độ nặng dần. Giai đoạn không hoàn toàn: Là khi tử cung bị di chuyển vào âm đạo nhưng không nhô ra. Giai đoạn hoàn toàn: Là khi một phần của tử cung nhô ra khỏi cửa của âm đạo, giai đoạn này lại được chia thành 3 cấp độ:  - Cấp 1: Tử cung sa xuống vẫn nằm trong ống âm đạo - Cấp 2: Tử cung sa xuống gần cửa của âm đạo - Cấp 3: Tử cung sa hoàn toàn và tụt xuống dưới bên dưới ngoài âm đạo     Điều trị và phòng ngừa sa tử cung 1. Điều trị sa tử cung Các phương pháp dưới đây không áp dụng cho tất cả, mà phụ thuộc độ tuổi khác nhau và mức độ nghiêm trọng khác nhau của phụ nữ. Nhiều trường hợp cần phẫu thuật, nhưng nếu ở mực độ nhẹ khi phát hiện sớm có thể triều trị bằng cách luyện tập thể dục theo hướng dẫn. Một số phương pháp điều trị thông thường như:  - Phương pháp uống thuốc để bổ sung hoocmon estrogen khôi phục sự co giãn cơ trong tử cung, trường hợp này chỉ được dùng cho trường hợp đặc biệt với phụ nữ đã mãn kinh.  - Tập các bài tập tăng cường độ co giãn của cơ xương chậu như tập Kegel. - Dùng thiết bị đưa vào bên trong để điều chỉnh vị trí. - Chữa bằng cách phẫu thuật, có thể được thực hiện thông qua âm đạo, hoặc mổ nội soi ở bụng. 2. Phòng ngừa sa tử cung Trong mọi hoàn cảnh khác nhau việc mắc phải sa tử cung là khó tránh khỏi, tuy nhiên nếu chú ý và làm theo những phương pháp phòng ngừa sẽ giúp bạn tránh xa đáng kể việc mắc bệnh sa tử cung, một số phương pháp cơ bản:  - Tránh tăng cân, cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đưa ra kế hoạch giảm cân nếu do béo, để giảm các áp lực lên các cấu trúc xương chậu. - Tránh mang vác vật nặng. - Kiểm soát bệnh ho và tránh hút thuốc, đặc biệt là trường hợp bị ho mãn tính hoặc viêm phế quản. - Thay đổi lối sống theo hướng tích cực, ăn ngủ sinh hoạt hợp lý để tránh mắc phải sa tử cung cũng như những bệnh tật khác.  Nguy cơ biến chứng khi sa tử cung  Trường hơp sa tử cung khi nghiêm trọng sẽ gây ra biến chứng như loét âm đạo, viêm nhiễm sang các bộ phận khác, viêm nội mạc, rối loạn các chức năng ruột, biến chứng tiết niệu hoặc gây vô sinh và co nguy cơ tử vong. Do đó, cần sớm phát triển và điều trị kịp thời để ngăn chặn những rủi ro, tránh được những vấn đề liên quan đến bộ phận sinh sản và những nguy hại đến sức khỏe.