Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Lễ hội tháp bà Ponagar Nha Trang hàng năm - điểm đến cho các gia đình kì nghỉ lễ

Lễ hội Tháp Bà PoNagar Nha Trang diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch, tại di tích Tháp Bà PoNagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Kì nghỉ lễ này các Mami và gia đình sẽ đi đâu chơi thế? Mẹ có thể đưa bé tới lễ hội Tháp Bà PoNagar Nha Trang diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch, tại di tích Tháp Bà PoNagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài người dân Khánh Hòa và người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận về tham gia lễ hội, còn có sự tham gia của người dân một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên – Huế, thành phố Hồ Chí Minh… Lễ hội Tháp Bà là nơi hội tụ của các tộc người Kinh, Chăm, Raglai và các cộng đồng tộc người khác ở miền Trung và Tây Nguyên.     LỄ CẦU QUỐC THÁI DÂN AN: diễn ra sáng ngày 21 tháng 3 Âm lịch, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa chủ trì lễ cúng. LỄ HOÀN KINH,CÚNG THÍ THỰC: Nghi lễ diễn ra trưa ngày 21 tháng 3 Âm lịch. DÂNG LỄ MẪU: Nghi lễ diễn ra giờ Tý ngày 22 tháng 3 Âm lịch để dâng hương lễ Mẫu. TẾ LỄ CỔ TRUYỀN,LỄ KHAI DIÊN VÀ LỄ TÔN VƯƠNG: diễn ra ngày 23 tháng 3 Âm lịch, đoàn tế lễ gồm các hào lão và người dân Cù Lao (Xóm Bóng) dâng lễ theo nghi thức cổ truyền; Đoàn Tuồng biểu diễn lễ Khai Diên và Tôn vương ở sân khấu.     LỄ THẢ HOA ĐĂNG: Nghi lễ diễn ra ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Đoàn rước từ tháp xuống xóm Bóng và đến đàn tế lễ bên dòng sông Cái. Cầu siêu xong, các thuyền trên sông đốt nến thả đăng khiến cho một khúc sông trở nên lung linh, huyền ảo.  Nét đặc sắc nhất ở lễ hội tháp Bà ngày nay còn được mọi người nhắc đến và quan tâm chính là điệu múa Bóng. Điệu múa đã được gắn với địa danh đi vào lịch sử với tên gọi xóm Bóng, cầu Xóm Bóng và đi vào thơ ca, nằm sâu trong tiềm thức nhiều người: Ai về xóm Bóng quê nhà Hỏi xem điệu múa dâng Bà còn không? Thể thường tre lụy còn măng Lẽ đâu tham đó bỏ đăng cho đành… Lễ hội Tháp Bà là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử. Thông qua lễ hội, du khách trong và ngoài nước, những nhà nghiên cứu hiểu thêm về lịch sử, về những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của con người và mảnh đất Khánh Hòa.