Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chuyện cô Bell ăn dặm: Yến sào chưng đường phèn, táo đỏ, long nhãn

Chuyện là cô Bell đã chuẩn bị bước sang tháng thứ 8, mẹ Bell yên tâm thi triển một món ăn đã ấp ủ từ lâu bởi vì nó cực tốt cho sức khỏe của các bạn nhỏ, đó chính là món “Yến sào chưng đường phèn, táo đỏ, long nhãn”. Mọi người cùng theo chân mẹ Bell xem thử món Yến sào chưng này hay ho thế nào nhé! B

Chuyện là cô Bell đã chuẩn bị bước sang tháng thứ 8, mẹ Bell yên tâm thi triển một món ăn đã ấp ủ từ lâu bởi vì nó cực tốt cho sức khỏe của các bạn nhỏ, đó chính là món “Yến sào chưng đường phèn, táo đỏ, long nhãn”. Mọi người cùng theo chân mẹ Bell xem thử món Yến sào chưng này hay ho thế nào nhé!   Bật mí những công dụng của yến sào đối với trẻ em Các mẹ chỉ cần gõ 2 chữ “Yến sào” là cho ra vô vàn kết quả, mà cái đáng nói là kết quả nào cũng chỉ tựu chung một nội dung rằng Yến sào rất tốt cho sức khỏe. Rất nhiều các nghiên cứu cho thấy yến sào lại càng đặc biệt tốt cho trẻ em bởi thành phần trong yến sào giúp bổ sung protein, các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý và để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài việc giàu acid amin, yến sào còn chứa nhiều Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu. Một số nguyên tố hiếm trong yến sào như Cr tuy có hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột.     Yến sào không chỉ cung cấp lượng đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân tổ yến chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt.   Trẻ ở độ tuổi bao nhiêu thì được ăn Yến sào? Các mẹ hãy luôn ghi nhớ, phải là trẻ ở lứa tuổi ăn dặm (từ 07 tháng trở đi) mới có thể sử dụng được món yến. Bởi vậy mẹ Bell phải đợi cho tới khi bạn ấy bước sang tháng tuổi thứ 8 mới bắt đầu cho ăn đấy ạ. Các mẹ chú ý, đặc biệt đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn. Nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 70ml/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện.   Dùng yến sào như thế nào mới hiệu quả? Hãy yên tâm nhé, hiện nay trên thị trường đã bán rất nhiều loại yến như tổ yến đảo tự nhiên, tổ yến nhà nuôi, chân tổ yến… kể cả thành phẩm từ yến như yến tươi đã qua sơ chế, nước yến, yến sào chưng đóng hũ... Điều cần làm là các mẹ nên lựa chọn những nơi uy tín để mua và loại yến muốn mua để phù hợp với bản thân. Theo như mẹ Bell thì mẹ Bell vẫn chọn mua yến nhà nuôi, loại thô, vì loại tinh chế làm sạch rất đắt. Yến nuôi tuy không tốt bằng yến đảo tự nhiên nhưng giá thành rẻ hơn, người quen nuôi nên mẹ rất tin tưởng, tuy nhiên công đoạn làm sạch tổ yến khá là vất vả nên mẹ thường tranh thủ ngày nghỉ chủ nhật để làm.     Tổ yến sau khi làm sạch, có thể chưng đường phèn, hầm với thịt gà hoặc nấu thành dạng soup cho trẻ ăn rất bổ. Để đảm bảo lượng dinh dưỡng của yến được hấp thu hiệu quả, nên bổ sung yến cho bé từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70 ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ dưỡng chất từ yến, vừa hợp lý về kinh tế.   Cách sơ chế Yến cơ bản -Chuẩn bị: Một thau sạch Một kẹp gắp Rây lớn Muỗng sạch Chén sạch -Thực hiện: Tùy theo loại yến và độ dày mỏng của tổ yến mà ngâm từ 1-3 giờ. Ngâm đến khi tổ yến tơi ra là được. Dùng kẹp gắp, nhúng rửa từng ít một cho thật sạch tạp chất và lông. Tách tổ yến ra thành từng sợi sau đó cho yến vào rây, đặt rây vào thau nước, dùng muỗng khuấy nhẹ, nhấc rây lên xuống. Lông tơ yến sẽ theo nước ra ngoài, thay nước nhiều lần ta sẽ có yến sạch.     Các mẹ lưu ý: Tổ yến không giống bất cứ thực phẩm nào khác, để làm sạch lông yến cần phải đúng cách nếu không sẽ mất hết dưỡng chất. Không nên ngâm tổ yến vào nước nóng và không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Thời gian ngâm tổ yến không nên quá lâu, dưới 4 tiếng, thấy yến tơi ra là được. Có thể thực hiện cùng lúc 2-3 tổ yến sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản dùng dần nhưng lưu ý phải để khô sợi yến trước khi để vào tủ lạnh, tuyệt đối không để yến còn nước.     Dưới đây mẹ Bell xin giới thiệu món Yến sào chưng đường phèn, táo đỏ, long nhãn: Tại sao lại chọn món Yến sào chưng, vì đây là món ăn được đánh giá cao về việc  giúp cho yến sào giữ lại được nhiều dưỡng chất nhất, thời gian chế biến không quá lâu. Hơn nữa, cách làm món này lại khá đơn giản, ai cũng có thể làm được.  Bí quyết của mẹ Bell là tổ yến sau khi mua về bạn chỉ cần dành một buổi sáng chủ nhật ngồi làm sạch gỡ lông theo cách ở trên, sau đó chia ra từng túi nhỏ như hình bên dưới, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để tiện sử dụng cho mỗi lần nấu. Đường phèn, táo đỏ, kỷ tử, hạt chia, long nhãn mẹ Bell cũng chia thành từng túi như vậy, mỗi lần nấu chỉ việc lấy 1 túi nấu thôi, rất dễ dàng và tiện lợi đấy ạ.     YẾN SÀO CHƯNG ĐƯỜNG PHÈN, TÁO ĐỎ, LONG NHÃN - Nguyên liệu:  Táo đỏ Long nhãn  Đường phèn Yến đã nhặt sạch - Cách làm: Giã nhỏ đường phèn cho vào hũ tiếp theo cho yến đã ngâm nở nhặt sạch vào + táo đỏ + long nhãn + nước đổ săm sắp hũ. Đun 1 nồi nước sôi rồi cho hũ yến vào chưng cách thủy với lửa nhỏ 15_20p.     Yến thành phẩm mang ra để bớt nóng là đã có thể cho bé thưởng thức, tuy nhiên các mẹ nên nhớ nên cho trẻ uống lúc yến còn ấm, không để quá nguội sẽ mất chất hơn mà không tác dụng bằng uống ấm nhé.   Một số điều cần lưu ý khi sử dụng yến sào cho trẻ - Không nên cho trẻ ăn yến ngay trước hoặc sau bữa ăn, nếu thường xuyên như vậy sẽ dễ làm trẻ biếng ăn, gây tác dụng ngược, làm trẻ suy dinh dưỡng. - Nên cho trẻ ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ, vì khi ngủ được khoảng 1 giờ thì cơ thể trẻ tiết ra nồng độ chất nội tiết tố cao, giúp cơ thể tận dụng thức ăn được đưa vào trong cơ thể một cách tốt nhất để phát triển. - Nên ăn yến đều đặn theo lịch thường xuyên thì sẽ mang lại tác dụng tốt nhất, thay vì ăn thỉnh thoảng (không đều) với một lượng yến lớn.     Chúc các mẹ thành công nhé!