Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mức độ báo động của bệnh sán lợn đang hoành hành đe dọa sức khỏe trẻ! Bố mẹ nên chủ động đối phó dịch bệnh cho con!

Dịch sán lợn những ngày qua đã gây ra một cơn chấn động trong vấn nạn vệ sinh thực phẩm, điển hình là dịch bệnh bùng phát mạnh ngay trong nhà trẻ, và nạn nhân nhiều nhất là các bé mẫu giáo. Kèm theo đó là phanh phui về vụ việc phụ huynh tố trường sử dụng thịt lợn nghi nhiễm sán chế biến bữa ăn cho t

Dịch sán lợn những ngày qua đã gây ra một cơn chấn động trong vấn nạn vệ sinh thực phẩm, điển hình là dịch bệnh bùng phát mạnh ngay trong nhà trẻ, và nạn nhân nhiều nhất là các bé mẫu giáo. Kèm theo đó là phanh phui về vụ việc phụ huynh tố trường sử dụng thịt lợn nghi nhiễm sán chế biến bữa ăn cho trẻ, khiến hàng trăm học sinh bị lây nhiễm sán lợn. Các bố mẹ nên bình tĩnh đối mặt với dịch bệnh này và nắm rõ cách đối phó để bảo vệ sức khỏe cho con.   Phụ huynh Bắc Ninh lo lắng trước việc con em bị ăn thực phẩm bẩn (Ảnh: tintuconline)   Mức độ nguy hiểm của bệnh sán lợn Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, hiện có ít nhất 55 tỉnh thành xuất hiện trường hợp mắc bệnh sán dây, nhiễm ấu trùng sán lợn. Tính đến 21 giờ ngày 17/03, kết quả xét nghiệm số trẻ em dương tính với sán lợn trong khu vực Bắc Ninh đến khám tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã lên tới 209. Hiện tại, vẫn chưa thể thống kê được con số cuối cùng, vì số ca xét nghiệm các trường hợp thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh đang tạo nên tình trạng quá tải tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.   Người dân xếp hàng từ 3h sáng để chờ xét nghiệm tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn Trùng TƯ (ảnh: Vietnamnet)   GS.TS Nguyễn Văn Kính (Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cho biết: "Sán lợn có thể lây do nhiễm các ký sinh trùng trong đất, trong nước (ăn các rau thủy sinh không rửa sạch, không nấu chín) hoặc lây từ các thực phẩm không được nấu chín. Dù vậy, đây không phải là bệnh cấp tính nên các phụ huynh cần bình tĩnh để tìm ra phương án giải quyết. Khi nghi ngờ con có giun sán thì nên đưa đến bệnh viện gần nhất để khám ngay". GS. Kính cũng cho biết thêm sán lợn không thuộc dạng bệnh cấp tính và chỉ cần điều trị kịp thời là sẽ khỏi nhanh. Sán lợn có 2 thể bệnh: bệnh ấu trùng sán lợn và bệnh sán trưởng thành ở ruột.   Nếu trẻ không may ăn nhằm thịt heo bị nhiễm sán lợi sẽ dẫn đến các mối nguy hại cho sức khỏe như:   1. Tổn hại toàn bộ hệ thần kinh: khi ấu trùng sán lợn xâm nhập được vào hệ thần kinh thì gây ra bệnh ấu trùng sán dây lợn ở não (neurocysticercosis), tạo tác hại nghiêm trọng tới não bộ và dẫn đến bệnh động kinh. 2. Xuất hiện viêm ngứa, mưng mủ trên da: Do ấu trùng sán lợn khi ký sinh lên cơ thể người bệnh sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể, từ đó khiến làn da bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 3. Tác hại nghiêm trọng lên mắt: Không những làm tổ ở não bộ, sán lợn cũng có thể chạy xuống mắt, gây lồi nhãn cầu, dẫn đến các triệu chứng như lác mắt, bong võng mạc, suy giảm thị lực, hoặc thậm chí là mù mắt. 4. Hệ lụy về bệnh tim mạch: Khi sán làm ổ trong tim có thể gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới van tim, cơ tim và làm tăng nguy cơ bị suy tim đột ngột. 5. Hệ tiêu quá bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng điển hình nhất khi bị nhiễm sán lợn. Trẻ với hệ tiêu hóa non nớt sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng và mất nước, giảm cân mất kiểm soát kèm theo các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy,...   Làm sao để nhận biết bệnh sán lợn kịp thời? Theo Bác sĩ Nguyễn Quang Thiều: “Để phát hiện ấu trùng sán lợn ở não, ở cơ thì phải làm một số xét nghiệm dưới da hoặc chụp cộng hưởng từ, CT não để phát hiện bệnh. Các biểu hiện về sán trưởng thành có thể gây rối loạn tiêu hóa, người bệnh đi ngoài ra phân có đốt xám. Nếu sán làm tổ trong não sẽ gây ra hiện tượng co giật và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Còn với trẻ em sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề học tập và khả năng phát triển của não bộ, đồng thời cũng có thể gây ra những cơn co giật, ngất xỉu đột ngột.”   Một hình ảnh chụp về tổ sán trong não bệnh nhân  (Ảnh:  Bác sĩ Cao Tiến Đức, Bệnh viện quân y 103 )   Thuốc đặc trị dành cho bệnh sán lợn Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, tiến trình trị liệu không quá cầu kỳ rắc rối, mà chỉ cần theo dõi phác đồ của Bộ Y tế. Với phương pháp này, để tiêu diệt sán trưởng thành chỉ mất 1 ngày, còn tiêu diệt hết trứng sán mất khoảng 2 tuần. Do vậy, các trường hợp dương tính sẽ được bác sĩ tư vấn và quay lại để nhận thuốc điều trị. Nếu uống theo đúng chỉ định thì sau 15 ngày sán sẽ bị khử sạch hoàn toàn. Bệnh ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành có thể điều trị khỏi bằng thuốc Praziquantel và Albendazole. Thế nhưng với điều kiện là người bệnh phải được phát hiện và điều trị kịp thời trước khi phát triển bệnh nặng hơn. Đồng thời, việc điều trị bệnh ấu trùng sán lợn phải thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ trang thiết bị cấp cứu và phải theo dõi thường xuyên hàng ngày.   Điều các bố mẹ có thể làm ngay để phòng bệnh cho con là hạn chế cho con tiếp xúc với thịt lợn, đặc biệt là thịt không có nguồn gốc kiểm duyệt rõ ràng. Đối với vấn đề ăn uống tại trường của con, để an toàn trong giai đoạn này, bố mẹ có thể tự chuẩn bị thức ăn cho con mang theo. Khi phát hiện con có bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào thì nên lập tức cho con đi khám ngay để kịp thời ngăn ngừa và đảm bảo sức khỏe cho con.