Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có đáng lo không? Làm thế nào để điều trị và chăm sóc da đúng cách cho bé?

Có nhiều trẻ sơ sinh trên mặt hoặc trên cơ thể nổ những đốm mụn trứng cá, là do nhiễm độc tố trong bụng mẹ, do nhiệt trong người hay sữa mẹ gây nên? Tất cả đều không phải, mà loại mụn này được còn gọi là "mụn trứng cá sơ sinh". Hầu hết các nguyên nhân là do nội tiết tố của mẹ gây ra. Chỉ cần mẹ tuân

Có nhiều trẻ sơ sinh trên mặt hoặc trên cơ thể nổ những đốm mụn trứng cá, là do nhiễm độc tố trong bụng mẹ, do nhiệt trong người hay sữa mẹ gây nên? Tất cả đều không phải, mà loại mụn này được còn gọi là "mụn trứng cá sơ sinh". Hầu hết các nguyên nhân là do nội tiết tố của mẹ gây ra. Chỉ cần mẹ tuân thủ 4 nguyên tắc chăm sóc da là có thể tự chữa lành cho bé trong vài tuần.     Tại sao trẻ sơ sinh cũng có mụn trứng cá? Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh trông thường xuất hiện chủ yếu ở má, mặt, trán và không lan ra ngực và lưng. Hầu hết các mụn trứng cá sơ sinh xảy ra vào khoảng 2 đến 3 tuần sau khi sinh, và sẽ dần biến mất sau 4 đến 6 tuần, muộn nhất không quá 4 tháng, gần như không cần điều trị.   Nguyên nhân có thể do hormone từ mẹ gây ra Bởi vì nội tiết tố nữ của người mẹ được truyền sang em bé trong khi mang thai, nội tiết tố nữ biến mất sau khi sinh và androgen (hormone nam mà cả nam giới và phụ nữ đều có) ngày càng nhiều hơn, khiến cho tuyến dầu tiết ra bã nhờn tăng lên, da bắt đầu xuất hiện vết mẩn mụn nhỏ, và dần dần hình thành thêm mụn trứng cá.    Nguyên nhân có thể da bé bị nhiễm nấm Khi bé còn trong bụng mẹ và được bao bọc bởi nước ối, đó là một môi trường vô trùng tuyệt đối. Nhưng sau khi sinh em bé tiếp xúc với không khí bên ngoài, một môi trường mới có nhiều bụi bặm và vi khuẩn. Bé chưa thể thích ứng ngay với môi trường ngoài bụng mẹ nên dễ gây ra bệnh ngoài da như lang ben (pityriasis versicolor) do loại nấm Malassezia furfur, hoặc do nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra các mẩn nhỏ li ti.     Mụn trứng cá ở bé sơ sinh không liên quan gì đến dị ứng, môi trường và chế độ ăn uống Một số cha mẹ nghĩ rằng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là do nhiễm độc tố trong bụng mẹ, do nhiệt trong người, sữa mẹ bị nóng, môi trường sống quá bẩn, chăm sóc không kỹ lưỡng hoặc chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai, .... gây nên. Thậm chí có người lo ngại rằng là sau này cơ thể em bé sẽ dễ bị dị ứng. Mụn trứng cá sơ sinh chỉ chịu ảnh hưởng từ cơ thể mẹ khi mang thai hoặc nội tiết tố của chính bé, cần có thời gian để từ từ hồi phục, không nên sử dụng thuốc tùy tiện hoặc nghe các biện pháp chữa trị từ dân gian, hoặc xoa các loại thuốc gây kích ứng sẽ khiến mụn của bé trở nên nghiêm trọng hơn.   Mụn trứng cá ở bé sơ sinh có để lại sẹo không? Phần lớn mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh sẽ tự lành và sẽ không để lại bất kỳ dấu vết nào. Chỉ một vài trường hợp nghiêm trọng sẽ gây viêm da sâu. Nếu xử lý không đúng cách, nó có thể để lại vết rỗ và sẹo trên mặt. Nhưng các trường hợp nghiêm trọng như vậy rất hiếm, bố mẹ không phải quá lo lắng.   Cách trị mụn trứng cá cho trẻ sơ sinh? Các triệu chứng nổi mụn ở trẻ thường không cần thiết phải điều trị. Miễn là việc vệ sinh hàng ngày được thực hiện đầy đủ, mụn sẽ có thể tự lành trong vài tuần. Tuy nhiên, nếu bé đã bị viêm, hoặc nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để điều trị chống viêm và chống nhiễm trùng. Bố mẹ không nên tự mua thuốc về bôi cho bé.   Làm thế nào để chăm sóc da bị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh? 1. Tắm nước ấm cho bé Khi tắm cho bé, hãy rửa mặt bé bằng nước ấm kết hợp xà phòng dịu nhẹ dành cho bé.     2. Tránh chạm vào vùng bị mụn Bố mẹ khi thấy mụn xuất hiện trên người con, tuyệt đối không giúp con nặn nhân mụn hoặc gãi lên vùng bị mụn. Điều này không chỉ gây đau đớn cho em bé mà còn gây nhiễm trùng và hình thành sẹo.   3. Không thoa dầu em bé hoặc kem dưỡng da Do sự bài tiết của tuyến bã nhờn đã quá mạnh, nên cần tránh sử dụng thêm dầu hoặc kem dưỡng da để tránh làm tắc nghẽn tuyến bã nhờn và làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn.     4. Sau 4 tháng chưa lành, có thể là bé bị bệnh khác Nếu mụn trứng cá của em bé không thuyên giảm quá 4 tháng và quá nhiều nội tiết tố nam trong cơ thể bé, có thể bé đang mắc các bệnh khác, ví dụ như tăng sản tuyến thượng thận hoặc bị u tuyến (Adenoma), bố mẹ có thể đến bệnh viện để ​​bác sĩ khám kỹ hơn cho bé.   Bố mẹ khi thấy con bị nổi mụn nên bình tĩnh và không cần lo lắng thái quá. Việc chăm sóc da sạch sẽ và theo dõi thời gian bị mụn của bé là vô cùng quan trọng. Bố mẹ nhớ hạn chế cho bé tiếp xúc với môi trường bụi bẩn nữa nhé! Chúc các con luôn khỏe mạnh và có làn da mịn màng nha!