Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Khám dinh dưỡng ở bác sĩ Collin – Phần 2: Quy trình khám và lời khuyên của bác sĩ Collin về phương pháp ăn dặm

Phần trước mẹ Mun đã giải thích tại sao lại cho Mun đi khám dinh dưỡng ở phòng khám Family của bác sĩ Collin. Phần này, sẽ là đoạn đối thoại của mẹ và bác sĩ trong suốt quá trình khám để tìm ra nguyên nhân bé Mun tăng cân chậm. Qua đó bác sĩ đã đưa ra lời khuyên và các giải pháp cho mẹ áp dụng, các

Phần trước mẹ Mun đã giải thích tại sao lại cho Mun đi khám dinh dưỡng ở phòng khám Family của bác sĩ Collin. Phần này, sẽ là đoạn đối thoại của mẹ và bác sĩ trong suốt quá trình khám để tìm ra nguyên nhân bé Mun tăng cân chậm. Qua đó bác sĩ đã đưa ra lời khuyên và các giải pháp cho mẹ áp dụng, các mẹ cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!   Quy trình khám Các mẹ nên có mặt trước khoảng 30p trước giờ hẹn để làm các thủ tục cần thiết và các con sẽ được đưa vào phòng khám tổng quát, con được đo chiều cao, cân nặng (không bao gồm quần áo), chỉ số vòng đầu (rất quan trọng, con có thể không tăng cân nhưng nếu vòng đầu con không tăng là vấn đề lớn), đo nhịp tim, huyết áp... tất cả các thông số này sẽ được chuyển cho bác Collin để bác đánh giá về tình trạng của con.     Khi vào khám với bác Collin, bác sẽ hỏi các vấn đề chủ yếu như: - Con sinh ra được mấy kg, các tháng tiếp theo con tăng cân như thế nào? (3.5kg, thời điểm đi khám là 6.3kg đã cởi bỉm quần áo) - Con đã biết nhìn chăm chú chưa, khi nào? (Ra tháng là con biết rồi) - Con đã biết cười thành tiếng chưa, khi nào? (Hơn 1 tháng con đã cười rồi) - Con đã biết cầm nắm chưa, khi nào? (Chừng 2 tháng) - Con đã biết lẫy, bò, ngồi... chưa, khi nào? (Con biết lẫy lúc 3 tháng, 4.5 tháng học ngồi, 6.5 tháng tự ngồi 1 mình và đang trườn để học bò. Nói đến đây bác khá ngạc nhiên và nói Mun như vậy là nhanh , phát triển vận động rất tốt đấy chứ) - Con ăn bữa đầu tiên lúc mấy giờ, ăn gì, bao nhiêu? (130ml sữa 6h sáng) - Bữa tiếp theo? (10h trưa 130ml sữa + ăn blw cùng gia đình, không ăn được gì, chỉ học kỹ năng) -Bữa tiếp theo? (2h chiều 130ml sữa) - Tiếp theo? (6h tối 50g cháo + sữa theo nhu cầu) - Tiếp theo? (10h tối 130ml sữa) - Tiếp theo? (2h sáng 130ml sữa ) - Tâm trạng khi con ăn, con có vui không, có khóc không? (Con rất hào hứng vui vẻ, đến bữa ăn nhìn thấy bình sữa là cuống lên đòi ăn. Ăn cháo thì bữa con ăn rất nhanh, có bữa cương quyết từ chối, ăn là ăn trong 5p hết còn đã không ăn là từ chối quyết liệt) - Con có uống Vitamin D không, từ bao giờ, loại nào, mỗi ngày mấy giọt? (Con uống từ khi sinh ra, ZymaD và PediaKid mỗi ngày 3-4 giọt) - Và nhiều câu hỏi khác nữa xoay quanh lịch sinh hoạt của con.   Sau khi hỏi đáp đưa lời khuyên xong, bác nói mẹ cởi hết đồ của con ra để bác khám vận động, bác khám xem con có đủ lực không, nếu con yếu hơn bình thường, bác sẽ kê cho con các xét nghiệm cần thiết.     Lời khuyên của bác sĩ Collin Sau khi tổng hợp lại hết các vấn đề, bác đưa ra lời khuyên cho nhà Mun: 1. Con phát triển vận động tốt, có phần tốt hơn nhanh hơn các bạn cùng độ tuổi nên năng lượng con nạp vào cơ thể được sử dụng nhiều vào phát triển vận động, đó là một trong những lý do làm con tăng cân chậm. Mẹ không phải lo lắng về cân nặng của con 2. Tuy nhiên, lịch ăn uống sinh hoạt của con chưa đảm bảo khoa học, hợp lý. Con ăn dặm khi 5.5 tháng, tức là đến thời điểm đi khám con đã ăn dặm được 1 tháng nhưng lượng ăn của con mới chỉ dậm chân tuần đầu tiên. Con không ăn dặm được nhiều là vì con không được đói chứ không phải không ăn được. Vậy nên bác đưa ra lịch ăn mới cho con như sau: - 7h sáng: 180ml sữa + bột lắc sữa. Có thể bột lắc hoặc không nếu không chịu đói được đến 11h thì lắc thêm bột lắc - 11h: 130g cháo (ăn dặm) cháo ở đây bao gồm nhiều thứ cộng lại: cháo+ rau... + nước hoa quả, hoa quả... - 3h chiều: 100g sinh tố - 7h tối: 130g cháo như 11h - 10h: 180ml sữa + bột lắc Và sau đó ngủ xuyên đêm đến 7h sáng hôm sau tiếp tục vòng lặp đó.     Nghiêm túc với bữa ăn của con Khi nhận được lịch này, ban đầu mình rất hoài nghi vì khá ít bữa, lượng sữa cho con cũng không nhiều như mình nghĩ. Mình hỏi đi hỏi lại là ăn như này con đói thì sao? Con không chịu hợp tác thì sao? Khi con không hợp tác có dặm thêm các bữa giữa các bữa ấy cho con làm quen từ từ không vì nếu đói con sẽ quấy khóc... Bác trả lời: Mẹ nên nghiêm túc với bữa ăn của con! (nghĩa là nên tuân thủ theo lịch đó, con không ăn thì kệ, để con đói bữa sau con ăn tiếp chứ không ăn vặt vãnh). Sau này khi mình về, mình mới thấy càng nể phục bác sĩ vì giờ giấc bác đưa ra quá hợp lý. Mình lo con mất cả tháng mới theo được sự thay đổi này nhưng con chỉ mất 3 ngày là con theo được, vì ăn đúng nên con ngủ cũng đúng. Giờ giấc nhàn hơn nhiều.   Ăn đa dạng, ăn nhiều rau Bữa ăn của con cần được đa dạng, bổ sung nhiều rau, vitamin và khoáng chất. Mình không nhớ bác lặp đi lặp lại câu cho con ăn đa dạng 8 hay 10 lần nữa vì bác nhấn mạnh và nói nhiều để mình nhớ. Mẹ không cần quan trọng gì hết, chỉ cần nhớ cho ăn thật đa dạng, thật nhiều thật nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là rau. Trong lịch ăn bác kê cho Mun, bác còn nói ăn sữa chua + hoa quả nghiền sau khi ăn cháo. Mình cũng hoài nghi hỏi như vậy cũng được ạ? Bác chỉ trả lời: Không sao! con cần ăn đa dạng!   Vậy mình rút ra 1 điều: Đa dạng! Đa dạng! Đa dạng! Tuyệt đối không cho con ăn các loại gia vị!   Dưới 3 tuổi con không nên ăn, hạn chế hết mức các loại gia vị. Dưới 1 tuổi là tuyệt đối không. Mẹ nên để cho con được cảm nhận hương vị tự nhiên, nguyên bản của các loại thực phẩm. Một số mẹ sẽ nghĩ không cho muối cháo nhạt toẹt làm sao con ăn được. Đây là sai lầm ạ, người lớn mình vì đã ăn gia vị rồi nên mới thấy không có muối là nhạt toẹt, chứ con trẻ chưa biết muối là gì, và vị giác của con khác người lớn nên vị tự nhiên của đồ ăn đã đủ thơm ngon với con rồi. Hơn nữa, hệ tiêu hoá của con chưa hoàn thiện, con ăn gia vị không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là thận. Mẹ nào đã cho con ăn gia vị rồi nên giảm dần đi, còn mẹ nào chưa thì hãy cứ duy trì nhé!   Không ăn vặt, không ăn bánh kẹo, bim bim, đồ ăn của người lớn! Con không nên ăn vặt vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các bữa ăn chính. Khi con ăn vặt con sẽ ngang bụng, đến bữa chính sẽ chán ăn, lâu dần sẽ biếng ăn. Con không được ăn đồ ăn của người lớn, đồ ăn vặt vì trong đó đều có đường, muối, phụ gia...   Không ép con ăn Để con ăn theo nhu cầu, trẻ con rất bản năng, đói là sẽ ăn nên mẹ không cần ép con ăn. Nếu con từ chối không ăn bữa này thì mẹ để đến bữa sau cho con ăn (ăn đúng lịch). Biếng ăn của trẻ con có biếng ăn sinh lý và biếng ăn tâm lý. Biếng ăn sinh lý đứa trẻ nào chắc chắn ai cũng phải trải qua ở các mốc thời điểm như: con mọc răng, tuần wonder week, con ốm, con học được kỹ năng mới... biếng ăn sinh lý là tự nhiên đến và tự nhiên đi, con sẽ tự hết. Nhưng nếu ép con ăn, con sẽ rơi vào khủng hoảng, con sợ ăn thì dần dần sẽ trở thành bệnh biếng ăn tâm lý, rất khó để cải thiện.     Không nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng Khi đi khám mình có mang theo 2 lọ: men vi sinh Probiotic của Life - space Úc, và 1 lọ Lysin của bioisland để hỏi bác xem con dùng các loại này được không. Bác cầm đọc thành phần rồi hỏi: -Tại sao mẹ muốn cho con dùng các loại này? (Thấy mọi người đều dùng cho con nhỏ và khen rất tốt) Bác sĩ cười rồi nói: Trên quan điểm của bác, bác khuyên mẹ không nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốc kích thích ăn ngon vì hiện tại chưa có một báo cáo khoa học nào về việc các loại này khi sử dụng có tác dụng thực sự tốt như quảng cáo hay không. Các nhãn hàng này đánh vào tâm lý tiêu dùng nên rất giỏi rút hầu bao của các mẹ. Với bác, bác ưu tiên mẹ nạp dinh dưỡng cho con qua đường ăn, sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc uống thuốc. Mẹ nên cho con ăn đa dạng ( vâng lại là đa dạng ạ, điều này có vẻ rất quan trọng)   Làm thế nào để con tăng sức đề kháng?  Bác sĩ trả lời có 3 yếu tố để con tăng sức đề kháng: - Ăn đa dạng - Vận động lành mạnh - Tiêm vacxin đầy đủ   Con cần uống vitamin D hàng ngày và đủ liều lượng. Qua 6 tháng mẹ đi làm mẹ có nên tiếp tục theo chủ nghĩa sữa mẹ hoàn toàn không? Mẹ không cần gò bó mình, mẹ hoàn toàn có thể bổ sung sữa công thức cho con. 6 tháng đầu đời con được ăn sữa mẹ hoàn toàn là rất tốt rồi.   Nếu con tiếp tục không tăng cân thì sao? Cân nặng không phải vấn đề trước mắt. Vấn đề trước mắt mẹ cần làm được là thay đổi lịch sinh hoạt, ăn uống cho con theo đúng lịch, đảm bảo đủ về lượng và chất. Sau khi con ăn được như vậy mà tiếp tục không tăng cân thì mẹ cho con đi khám lại để kiểm tra xem con có thiếu vi chất dẫn đến chuyển hoá kém, hấp thụ dinh dưỡng kém không. Lúc đó mới cần thiết bổ sung thêm thuốc nếu con thiếu.   Vấn đề cân nặng của con luôn được nhiều bố mẹ chú trọng, nhưng đôi khi lại quên mất rằng con có đang được bổ sung đầy đủ dưỡng chất hay chưa? Liệu con có đang được ăn uống một các khoa học hay không? Chắc hẳn sau chia sẻ về hành trình khám dinh dưỡng của hai mẹ con bé Mun cùng bác sĩ Collin các bố mẹ cũng phần nào rút được kinh nghiệm khi cho bé ăn dặm rồi phải không ạ?   Nguồn: Mẹ Mun -----------------   Đọc thêm bài liên quan: Siêu mẫu Hà Anh luyện ăn, ngủ cho bé Myla như thế nào? Quan điểm của cô về các phương pháp nuôi dạy trẻ! Con bạn có lười ăn không? Chuyện lười ăn do tâm lý của Xoài – em bé hot nhất mạng xã hội Biết được những mẹo này, bạn sẽ không lo con yêu biếng ăn nữa!