Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Series: Làm sao để tủy sống của con cứng cáp và con vận động tốt? - Phần 2: Giai đoạn thai nhi

Chào các mẹ đang có con giai đoạn vàng từ 0-2 tuổi. Mình là mẹ Mật và mình đang trong hành trình cùng con khôn lớn. Sau khi đã hiểu rõ vận động có vai trò quan trọng như thế nào đến sức khỏe của bé, đã được "đả thông tư tưởng" thì đã đến lúc các bà mẹ chúng ta bắt tay vào việc rèn luyện cho bé có mộ

Chào các mẹ đang có con giai đoạn vàng từ 0-2 tuổi. Mình là mẹ Mật và mình đang trong hành trình cùng con khôn lớn. Sau khi đã hiểu rõ vận động có vai trò quan trọng như thế nào đến sức khỏe của bé, đã được "đả thông tư tưởng" thì đã đến lúc các bà mẹ chúng ta bắt tay vào việc rèn luyện cho bé có một tủy sống cứng cáp.     Giai đoạn tủy sống hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất Giai đoạn còn là thai nhi, mọi người vẫn nhầm tưởng chỉ cần mẹ ăn uống đủ chất, tinh thần thoải mái là đủ, nhưng thực tế không phải vậy. Đây là giai đoạn cực kì quan trọng đến việc hình thành tủy sống của trẻ. 3 tháng cuối thai kì, não bộ mới phát triển vượt bậc, còn 6 tháng đầu là thời gian tủy sống được hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất. Ngoài việc ăn uống thực phẩm giàu Kali, Canxi, và bổ sung vitamin D cũng như các loại vitamin và hoạt chất trong thời gian này, mẹ cũng cần tập luyện lành mạnh, làm tiền đề cho sự phát triển của con. Các bác sĩ thường nói, con cái lấy trí thông minh từ mẹ và ngoại hình từ cha, hay tâm hồn con được nuôi dưỡng từ mẹ nhưng thể chất thì con lấy từ cha,... Thế nhưng, ngoài bộ gene tuyệt vời của cha, con được nuôi dưỡng 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, chính vì thế tất cả hoạt động của mẹ trong thời gian này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới con. Các mẹ hãy tận dụng ngay từ khi con còn trong trứng nước nhé.   Tập luyện khi mang bầu  Thứ nhất, các mẹ có thể tập những bài Yoga nhẹ nhàng dành cho mẹ bầu, tham khảo trên youtube cực nhiều luôn, mình hay học theo link này:   Hoặc bất kì bài tập nào mẹ thấy phù hợp nhé. Vừa giúp mẹ không mệt mỏi, vừa khỏe con.  Thứ hai, nếu không có thời gian và cảm thấy những bài tập này quá khó với mình, mẹ có thể luyện tập bằng cách đi tản bộ hay thậm chí đi bộ quanh sân, quanh nhà. Đi bộ rất tốt cho lưu thông máu và tránh bị tê chân tháng cuối thai kì. Theo kinh nghiệm dân gian còn giúp mẹ sinh nở dễ hơn. Không biết đúng không mà mẹ Mật vào phòng sinh 30p là cả mẹ cả con đều xong xuôi về phòng hậu sinh rồi ạ. Mẹ cháu nhỏ người, cao 1m55, nặng lúc bầu là 52kg và bây giờ còn có 39kg thui đó ạ. :D Thứ 3, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ hãy tập các động tác: nằm ngửa người, đạp xe trên không, đạp vắt chân, đứng lên nằm xuống. Nhằm tránh tê chân và ngủ sẽ ngon lắm ạ. ^^ Các mẹ tham khảo các động tác ở hình minh họa: Cuối cùng, các mẹ hãy cứ hoạt động như bình thường, miễn là tránh những việc nặng, phải với cao, gập người. Cố gắng như bình thường nhất có thể để mẹ và bé đều không chây ì. Ví dụ mẹ cháu có bầu cháu mà không biết, ngã cầu thang 2 lần (trộm vía tỉ lần huhu), đi tình nguyện 10 ngày cực khổ, 3 ngày hỗ trợ khóa tu rất vất vả, ăn cơm chay chán đến nỗi sau khóa tu được đi ăn bún bò mà khóc rớt nước mắt, 7 ngày mò cua bắt ốc, cắt cỏ chặt cây, dọn biển trồng cây, nhảy nhót tưng bừng (trộm vía lần 2), ngành học của mẹ cháu lại phải đi nhiều, vác máy quay nặng cả chục cân mà may phúc cháu vẫn lớn lên khỏe mạnh, an yên trong bụng mẹ cháu ạ. Nhưng có vẻ như vậy mà các cô chú bạn mẹ cháu mới nói, Mật theo mẹ chịu khổ, hoạt động nhiều như vậy nên mới trở thành một em bé cá tính và hoạt bát đến vậy. Vì con cái là bản sao của bố mẹ, nên mình có chăm chỉ hoạt động, con cũng sẽ tò mò học theo và lấy bố mẹ làm gương. Hãy luôn nhắc nhủ với bé bi trong bụng, con lớn lên sẽ là một em bé thật khỏe mạnh, vui vẻ hoạt bát như bố mẹ con nhé. Em bé nghe thấy và hiểu hết đó ạ. Phần 2 của series này mẹ cháu xin phép dừng tại đây, hẹn các cô các bác vào tối mai, mẹ cháu sẽ lên sóng phần tiếp theo, giai đoạn cháu đã ra đời nhé! Mẹ Mật Link fb: https://www.facebook.com/thu.trang6397 Phần 1 - Khai mở cho chính mẹ Phần 3 - Giai đoạn 0-3 tháng tuổi