Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Con bạn có bị nghiện trà sữa trân châu? Cai sớm cho con trước khi quá muộn!

Trà sữa hay trà sữa trân châu hiện đang làm mưa làm gió khắp nơi, các quán trà sữa mọc lên như nấm. Xung quanh trường học các gánh hàng rong bán trà sữa cũng nhiều không kể xiết. Không chỉ đối với trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng chết mê chết mệt. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở rằng đằng

Trà sữa hay trà sữa trân châu hiện đang làm mưa làm gió khắp nơi, các quán trà sữa mọc lên như nấm. Xung quanh trường học các gánh hàng rong bán trà sữa cũng nhiều không kể xiết. Không chỉ đối với trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng chết mê chết mệt. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở rằng đằng sau hương vị thơm ngon của trà sữa trân châu, không chỉ gây thừa cân béo phì, mà còn có năm mối nguy hại lớn về sức khỏe cho con em chúng ta!     Mỗi ly trà sữa chứa lượng calo cao và cơ thể trẻ phải tiêu hao như thế nào? Nhiều trẻ bị thừa cân béo phì, trong đó trà sữa là 1 trong những tác nhân gây nên tình trạng này. Trẻ sẽ trở nên lười uống nước lọc vì không có vị thơm ngon như trà sữa. Dần dần trẻ sẽ uống trà sữa thay nước và tự cho đó là một thức uống giải khát mọi lúc mọi nơi. Nhưng các bố mẹ có biết rằng để tiêu hao năng lượng sau khi nạp vào 1 ly trà sữa thì trẻ phải tiêu hao bằng cách đi bộ 8km/giờ với tốc độ nhanh.     Theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới, lượng đường bổ sung cho mỗi người không được vượt quá 5% lượng calo hàng ngày. Nhiệt lượng cần thiết mỗi ngày đối với người lớn là 1800 calo, trong đó lượng đường không quá 22,5 gram, và một ly trà sữa trân châu 700cc có hàm lượng đường khoảng 50 đến 60 gram, chỉ uống nửa ly là bạn đã bị vượt mức cho phép, thế nên nếu mỗi ngày đều “nốc” hết cả ly mà không bị béo phì thì cũng khó!   Ngoài nguy cơ béo phì, trẻ còn có khả năng gặp phải 5 nguy hại khác Đài Loan vốn là quê hương của món trà sữa trân châu, và một chuyên gia dinh dưỡng tại tổ chức ung thư Đài Loan cho biết, khi pha chế trà sữa trân châu việc lựa chọn từ các nguyên liệu cho đến chất liệu đựng cũng có nhiều mối nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe con người. 1. Chất hóa dẻo (Plasticizer) Chất này thường được tìm thấy trong cốc nhựa, nước hoa và sữa tắm. Trước đây, chất hóa dẻo được cho là sẽ hòa tan trong môi trường nhiệt độ cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cũng có nguy cơ giải phóng ở nhiệt độ thấp và khi trẻ tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến dậy thì sớm. Ngoài ra, có nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiếp xúc quá nhiều chất hóa dẻo sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. 2. Axit béo (Trans fat) Nhiều người vì muốn hạ thấp giá thành nên đã sử dụng kem béo để pha trà sữa, nhưng kem béo là một loại bột béo hydro hóa khô có chứa chất béo chuyển hóa. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng axit béo trans fat nên chiếm ít hơn 1% tổng lượng calo mỗi ngày. Lấy 1800 calo mỗi ngày làm ví dụ, lượng axit béo nên dưới 1,8 gram. Uống quá nhiều sẽ làm giảm cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt) và tăng Cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch và huyết áp cao.     3. Tinh bột độc: Trân châu chính gốc có thành phần chính là tinh bột, bột khoai lang, bột khoai tây, v.v., nhưng tinh bột tự nhiên đòi hỏi nhiệt độ cao hơn và thời gian nấu lâu hơn, tạo ra độ nhớt cao sau khi nấu, cứng hoặc kết tủa nhanh sau khi làm nguội, vì vậy nhiều nhà sản xuất sẽ thêm "tinh bột biến tính" đã xử lý để tăng độ nhớt, độ ổn định của trân châu. Ngay cả khi đã nguội đi, vẫn có thể duy trì độ dẻo dai cho trân châu.     Nếu ăn loại tinh bột này lâu dài sẽ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Ngoài ra trước đây, đã có các nhà sản xuất vì muốn tăng hương vị và độ dẻo dai của trân châu mà sử dụng maleic anhydride là chất không thể thêm trực tiếp vào thực phẩm. Maleic anhydride là nguyên liệu hóa học công nghiệp. Nó thường được sử dụng như một chất ổn định cho thuốc trừ sâu, chất kết dính, ... Chất này sẽ gây tổn thương cho thận.   4. Ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi: Trà có chứa axit tannic và axit oxalic. Nó kết hợp với canxi của sữa tươi sẽ tạo thành canxi oxalate. Canxi oxalate không thể được cơ thể hấp thụ và sẽ được đào thải khỏi cơ thể. Tuy chất này không gây hại cho cơ thể nhưng sẻ làm giảm sự hấp thu canxi trong sữa tươi.     5. Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Xirô bắp cao phân tử (HFCS) trong trà sữa trân châu vô cùng nguy hiểm, quá trình chuyển hóa các phân tử fructose sẽ tạo ra quá nhiều triose-phosphate, thúc đẩy tổng hợp lipid nội sinh ở gan, đồng thời cũng làm tăng tích lũy triglyceride và insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.   Các trường hợp đáng tiếc khi cho trẻ nhỏ uống trà sữa trân châu Nổi mẩn khắp người sau khi uống trà sữa Chị H.T.H cho biết: “Chiều hôm mùng 10/4, hai bố con đưa nhau đi tập thể dục. Cháu khát nước đòi bố cho uống nước. Bố cho uống nước mía nhưng cháu không chịu đòi uống trà sữa. Tối về cả nhà vẫn ăn uống bình thường không có ăn món gì lạ. Cả nhà không ai uống trà sữa ngoài cháu và chỉ có mỗi cháu bị vậy. Đêm hôm đấy cháu bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy liên tục. Sáng hôm sau nổi ban khắp người, gia đình vội đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu. Cháu nổi ban phù hết người, hôm qua bác sỹ lấy ven rất khó, mấy bác sỹ lấy cũng không được. Sáng nay cháu đỡ nên việc lấy ven đã đỡ. Sức khỏe của con cũng đã cải thiện hơn sau khi được bác sỹ cấp cứu. Tuy nhiên, cháu chỉ đỡ lúc truyền, hết thuốc lại phát, chắc phải mất vài ngày điều trị. Theo bác sỹ cháu bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường ruột kèm theo sốt, đi ngoài, nôn. Hiện tại cháu nằm điều trị thải độc, chống dị ứng”.     Trẻ có nguy cơ hóc dị vật đường thở Trà sữa hiện nay đã có nhiều sự lựa chọn về topping để gia tăng sự thơm ngon. Ngoài trân châu ra thì còn có các loại thạch ăn kèm như thạch trái cây, hạt thủy tinh, thạch Pudding,... Thông thường đối với những ly trà sữa có trân châu và topping, thì sẽ dùng ống hút có đường kính lớn. Khi dùng lực hút mạnh, các loại topping có kích thước khá lớn có khả năng sẽ chui tọt vào cổ họng và bị mắc kẹt gây ra tình trạng hóc nghẹn đường thở. Trong trường hợp không phát hiện để cấp cứu kịp thời, trẻ có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng vì suy hô hấp.     Vấn đề vệ sinh thực phẩm Nhiều phụ huynh không có thời gian để tự làm trà sữa cho con uống mà chỉ mua ở hàng quán cho nhanh và tiện. Tuy nhiên như thế sẽ làm tăng các mối nguy hại cho sức khỏe của trẻ, vì chúng ta không thể bảo đảm các nguyên vật liệu để pha chế trà sữa có được bảo quản kỹ lưỡng để tránh ruồi nhặng và khói bụi từ môi trường xung quanh. Thậm chí có nhiều loại ly đã qua sử dụng bị vất ngoài đường và thùng rác đều được nhiều chủ quán trà sữa "tái sử dụng". Trường hợp nhẹ thì bé sẽ bị tiêu chảy, nôn mửa, lâu ngày tích tụ vi khuẩn thì tình trạng nặng hơn là sẽ gây ra các bệnh tiêu hóa, bệnh đường ruột.     Vì những lý do trên, chúng ta dễ dàng nhận ra cái giá phải trả khi "bị nghiện trà sữa" lớn như thế nào. Mọi người không nên xem việc uống trà sữa trân châu như một hình thức giải khát, giải nhiệt. Hãy cố gắng uống nước lọc để không tạo thêm gánh nặng về sức khỏe và cũng là một cách để tiết kiệm tiền, vì một ly trà sữa cũng không phải là rẻ. Tuy nhiên, việc cưỡng lại sự cám dỗ của trà sữa trân châu có vẻ khá khó khăn với nhiều người đặc biệt là với trẻ nhỏ, nhưng vì sức khỏe chúng ta phải giúp trẻ hạn chế lại nhé!