Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cho bé sơ sinh ngủ dưới ánh đèn sáng suốt đêm, tác hại khôn lường khiến mẹ phải hối hận về sau!

Nhiều mẹ cho rằng nếu bé sơ sinh bị vàng da sinh lý thì chỉ cần chiếu ánh đèn lên suốt thì sẽ hết, một số mẹ khác lại có tâm lý lo con sợ bóng tối, thức dậy nửa đêm không thấy mẹ sẽ khóc quấy,... thế là mẹ quyết định bật đèn trong lúc con ngủ. Thói quen này nhìn tưởng vô hại nhưng lại “hại vô tưởng”

Nhiều mẹ cho rằng nếu bé sơ sinh bị vàng da sinh lý thì chỉ cần chiếu ánh đèn lên suốt thì sẽ hết, một số mẹ khác lại có tâm lý lo con sợ bóng tối, thức dậy nửa đêm không thấy mẹ sẽ khóc quấy, ... thế là mẹ quyết định bật đèn trong lúc con ngủ. Thói quen này nhìn tưởng vô hại nhưng lại “hại vô tưởng”!     Những quan niệm sai lệch khiến mẹ lầm tưởng về ánh sáng tốt cho trẻ lúc ngủ 1. Trẻ sơ sinh có sợ bóng tối không? Đối với nhận thức non nớt của trẻ sơ sinh thì nỗi sợ hãi đối với ánh sáng vẫn chưa thực sự hình thành. Thế nên khi bóng tối từ từ ập đến cũng sẽ không gây ảnh hưởng gì đến cảm giác hay giấc ngủ của bé. Thứ tác động đến trẻ nhiều nhất chính là những hoạt động gây kích thích khiến giấc ngủ của trẻ bị rối loạn như cho bé xem ti vi, chơi đùa,....     2. Ánh sáng tốt cho da của bé? Có những trẻ khi sinh ra bị bệnh vàng da sinh lý, và cách điều trị được đưa ra là chiếu đèn cho bé. Nhưng mẹ nên hiểu rõ là cách điều trị này được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ, mà không phải tự mình thực hiện. Cụ thể là chiếu đèn theo cách sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400 - 500 nm, cực điểm 450 - 460 nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của bilirubin (ánh sáng màu xanh dương). Trong trường hợp trẻ bị vàng da cấp độ nhẹ và gia đình có điều kiện thì có thể thực hiện điều trị chiếu đèn tại phòng riêng, tuy nhiên vẫn phải có sự theo dõi của bác sĩ để đảm bảo thực hiện đúng cách.     Tác hại nguy hiểm của ánh sáng mạnh lên trẻ sơ sinh 1. Chất lượng giấc ngủ bị suy giảm Trong não con người, có một loại hormone được tiết ra mạnh nhất trong khoảng thời gian khi cơ thể chìm sâu vào giấc ngủ mang tên là melatonin, được tiết ra từ tuyến tùng quả - cơ quan nội tiết của não. Ánh sáng nhân tạo từ đèn đã vô tình hình thành một loại áp lực, khi phải thường xuyên ngủ dưới ánh sáng như vậy trẻ sẽ bị rối loạn cảm xúc, tâm lý bất ổn, điều này khiến cho melatonin sẽ bị ức chế và thời gian ngủ của bé sẽ ngắn đi, giấc ngủ không được sâu.     2. Nhận thức của trẻ sẽ bị kém Không những ánh sáng mạnh mà cả ánh sáng yếu cũng gây tác hại không kém. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ánh đèn mờ sẽ gây ra sự thiếu hụt về kết nối giữa các nơ ron ở khu vực hippocampus, yếu tố này làm suy giảm khả năng học tập và trí nhớ kém dần đi. Có thể nói tiềm thức của con người yếu đi dưới tác động của ánh sáng yếu.     Cản trở sự phát triển thể chất của trẻ Hormone tăng trưởng tiết mạnh khi trẻ ngủ, đặc biệt là lúc bé ngủ sâu giấc. Quá trình trao đổi chất sẽ bị trì trệ do quá trình tăng trưởng suy giảm mạnh. Do đó chất lượng giấc ngủ của trẻ có quan hệ chặt chẽ đến sự phát triển thể chất của bé. Nhiều bé chậm lớn hoặc chiều cao không tăng trưởng nhanh một phần cũng là do tác nhân này gây ra.     3. Tăng nguy cơ khiến trẻ ung thư hoặc trầm cảm Nhiều mẹ than phiền con thường xuyên thức đêm ngủ ngày, khiến mẹ cũng mất ngủ theo. Thực tế do ánh sáng khi ngủ khiến bé không thể phân biệt được ban ngày và ban đêm, không sản sinh được chất gây buồn ngủ tự nhiên nên đồng hồ sinh học cũng không thể tự định được thời gian ngủ. Trạng thái này kéo dài sẽ dễ dàng gây ra các bệnh lý mà ngay cả người lớn cũng mắc phải như trầm cảm và tiềm năng ung thư cũng hình thành từ đây.     4. Sự phát triển thị giác của trẻ gặp trở ngại Giấc ngủ kéo dài dưới ánh sáng vốn dĩ cũng sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến thị giác của cả người lớn thì huống hồ là với trẻ nhỏ. Cơ mi của trẻ sẽ được khép lại để giúp mắt thư giãn trong lúc ngủ. Nhưng dưới kích thích của ánh sáng bên ngoài, đôi mắt không thể nghỉ ngơi hoàn toàn mà bị buộc phải hoạt động, làm cho đồng tử co giãn, cơ mi dễ rơi vào trạng thái làm việc quá tải. Ngoài ra võng mạc cũng bị ảnh hưởng khá nhiều góp phần tăng cao nguy cơ bị cận cho trẻ sau này.     5. Hệ miễn dịch bị suy yếu Trẻ em vốn rất non nớt, để chống chọi với những tác nhân gây hại từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, ... thì hệ miễn dịch luôn đóng vai trò rất lớn. Do đó khi thiếu đi sự bảo bọc của hệ miễn dịch bé sẽ dễ trở nên còi cọc, ốm yếu, và dễ dàng mắc phải các bệnh vặt. Đó là do cơ thể mất đi khả năng tống đẩy các độc tố và khuẩn bệnh ra khỏi cơ thể.     Hãy cho con giấc ngủ an toàn dễ chịu Để đảm bảo cho con giấc ngủ an toàn, cha mẹ nên ngủ cùng con hoặc bên cạnh con cho đến khi bé ngủ say giấc. Đèn ngủ trong phòng bé nên dùng ánh sáng vàng và đỏ thay thế cho ánh sáng trắng để tránh hạn chế sự tiết ra melatonin.     Nhưng bạn cũng không nên vội vã tắt đèn để con rơi vào bóng đêm một cách đột ngột, như thế sẽ khiến trẻ hoảng hốt mà nên hạ ánh sáng từ từ cho bé dễ thích nghi với bóng tối. Như vậy bạn chỉ cần hình thành thói quen ngủ trong bóng tối khi con mới chào đời sẽ giúp bé có giấc ngủ chất lượng hơn và sức khỏe cũng tốt hơn nhé!