Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Khủng hoảng tuổi lên 2 - Episode 1

Mình sẽ lần lượt note vào blog những giai đoạn khủng hoảng của My trong tuổi mới này để các bố mẹ tham khảo và trao đổi thêm về cách xử lý nha. Chắc bố mẹ cũng đã nghe nhiều người nói về “terrible two” và cũng phần nào chuẩn bị tinh thần cho giai đoạn này. Theo mình thì để giải quyết vấn đề gì, đầu

Mình sẽ lần lượt note vào blog những giai đoạn khủng hoảng của My trong tuổi mới này để các bố mẹ tham khảo và trao đổi thêm về cách xử lý nha. Chắc bố mẹ cũng đã nghe nhiều người nói về “terrible two” và cũng phần nào chuẩn bị tinh thần cho giai đoạn này. Theo mình thì để giải quyết vấn đề gì, đầu tiên chúng ta cũng cần hiểu rõ nguyên nhân đã. Như vậy thì mới giữ được tâm thế bình tĩnh, nắm vững tình hình và đưa ra cách xử lý linh hoạt trong từng tình huống cũng như phù hợp với tính cách của mỗi trẻ. Nếu bố mẹ tìm hiểu trước, mình sẽ thấy rất rõ cách hành xử của con như vậy là có lí do chứ ko phải vì con “bướng”, “lì lợm”, hay “hư”, “hỗn” đâu nhé. Trẻ con độ tuổi này đều rất ngoan, chỉ vì vài hành vi không-vừa-ý-người-lớn ko thể hiện được tính cách đâu nha các bố các mẹ!    Ở 2 tuổi, các bé trải qua những thay đổi lớn về trí tuệ, giao tiếp xã hội và đặc biệt là về cảm xúc. Các bé bắt đầu biết nói được nhiều hơn, tự biểu đạt ý kiến của mình nhưng lại ko đủ từ ngữ để biểu đạt hết. Các bé háo hức được khám phá thế giới nhưng lại chưa hiểu chút nào về các luật lệ cần tuần theo. Các bé muốn được tự làm một số việc nhưng lại e dè về những điều mới mẻ và muốn được bố mẹ chở che. Tất cả những mong muốn và khả năng đối nghịch nhau này khiến cho bé cảm thấy bức xúc, đôi lúc bực tức và không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Nhìn đi nhìn lại thì tất cả các vấn đề ở tuổi này, từ ăn vạ, nổi cơn tam bành, léo nhéo, đòi hỏi, bám dính bố mẹ, sợ chỗ đông người… đều bắt nguồn từ vấn đề này hết! Một vấn đề ở tuổi này là tự dưng một ngày đẹp trời, các bé trở nên bám bố mẹ khủng khiếp, đòi bế, đòi đi theo, ko rời nửa bước. Cụ thể là gần đây My liên tục đòi bế, mặc dù trước kia đi cầu thang nhoay nhoáy, trèo lên trèo xuống, đi dạo cũng tung tăng tung tẩy. Nhưng bh cứ ra khỏi cửa là “mẹ bế, bố bế”. Thực sự là rất mệt mỏi vì cứ phải bế ấy huhu. Kiểu mình rất băn khoăn ko hiểu tính con mình thế hay nó bị sao nữa…nhưng lên mạng tra thì khắp các forum có trăm nghìn các ông bố bà mẹ cũng có tâm sự khó nhằn như mình. Hóa ra là những chuyện cỏn con này lại là mối đau đầu với rất nhiều các bậc phụ huynh! Tuy nhiên thì niềm an ủi là đứa nào rồi cũng thế hết và rồi ai cũng vượt qua đc thôi!   Đầu tiên có 1 tin vui là ở tuổi này việc bám bố mẹ thậm chí còn thể hiện chúng coi bố mẹ là chỗ dựa vững chắc “secure base”. Bố mẹ không cần lo lắng mà phải thấy tự hào vì đã cho con được cảm giác an toàn, biết rằng bố mẹ luôn luôn ở bên con bất cứ lúc nào. Những trẻ có mối gắn bó an toàn “secure attachment” với bố mẹ, cảm thấy bố mẹ là nơi tin tưởng, là nơi trở về trên hành trình khám phá thế giới ngoài kia. Chính vì thế các bé có thể 1 giây trước hăm hở đi khám phá nhưng 1 giây sau lại cần trở về ngay bên bố mẹ để được bảo vệ. Những giai đoạn trẻ đột nhiên trở nên dựa dẫm bố mẹ hơn bình thường, hãy suy nghĩ xem đối với con có sự thay đổi gì đang xảy ra khiến con cảm thấy hoang mang hay ko? Có thể với người lớn thì chẳng thấy có gì bất thường, nhưng nhìn qua lăng kính của con trẻ, sự việc có thể có tầm ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều đó. Ví dụ con đổi lớp, bố/mẹ vừa đi công tác dài ngày, mọc răng, ốm nhẹ… Có thể thể trạng của con không biểu hiện thay đổi rõ rệt, nhưng những em bé nhạy cảm sẽ biểu hiện rất rõ qua tâm trạng, hành động. Bố mẹ hãy chú ý quan sát và tìm hiểu nguyên nhân nhé! Vậy thì làm ntn để "sống sót" qua những giai đoạn này? Làm sao để giai đoạn này nhanh qua và ko làm tình trạng tồi tệ hơn? 1. Một số bố mẹ rất tin tưởng vào khả năng thương thuyết của mình với con, dốc hết kiên nhẫn để giải thích trình bày. Mình cũng đã thử. Mấy ngày đầu sự chịu đựng còn cao, còn ngồi cạnh thủ thỉ tâm tình bảo là “Bây giờ My lớn rồi My tự đi đi nhé” “ My có phải em bé ko? Em bé mới cần bế chứ nhỉ” Abc xyz. Nhưng kết quả là vô ích! Thực sự là dưới 3.5-4 tuổi, bọn trẻ nó chưa đủ phát triển để hiểu lý do lý trấu đâu các mẹ ạ! Có thể chúng hiểu được cảm xúc của bố mẹ, khi bố mẹ nói năng dỗ dành ngọt nhẹ, hay khi bố mẹ gắt gỏng. Nhưng những logic và lý luận của bố mẹ thì chỉ như nước đổ la khoai mà thôi. Thế nên lời khuyên của mình là, nếu bố mẹ muốn thủ thỉ tâm tình để nâng cao tình cảm gắn bó thì rất hoan nghênh, nhưng để giải quyết được vấn đề trước mắt thì mình cho là ko có tính hiệu quả.   2. Nói mãi ko nghe thì hẳn là phải QUÁT! Vấn đề này thuộc về phạm trù làm bố mẹ cơ bản parenting 101 rồi. Nghe đi nghe lại là ko được quát tháo mắng mỏ con. Nhưng các bố mẹ hãy thành thật với bản thân xem, đã bao nhiêu lần mất bình tĩnh mà lớn tiếng với con? Mình phải thú nhận là khả năng kiên nhẫn của mình rất thấp, mà đấy là những ngày đẹp trời. Những hôm mệt mỏi chán nản thì chỉ cần chọc vào mẹ 1 tí là con ăn đủ nha con   Đấy thế là mình nói My ko đc, nó thì cứ lăn ra đất và mình thì cảm thấy cơn tức sắp trào lên tới mỏ và chuẩn bị phun ra thành những lời cay đắng   Thế là mình bỏ đi… vào phòng uống cốc nước, đánh răng, rửa mặt… nói chung làm 1 cái j đấy khác, tự dưng đầu óc quên đi vụ bực mình, quay ra chiến đấu tiếp.   3. Tuy nhiên thì không phải lúc nào cũng có thể kệ con, như mình thì nếu chỉ để kệ, con sẽ khóc rất rất lâu. Thực ra việc khóc ở trẻ không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa xấu. Vì trẻ chưa có đủ khả năng ngôn ngữ để biểu đạt hết suy nghĩ và cảm xúc của mình, việc khóc là một cách để trẻ xả ra cơn tức giận, nỗi buồn bực. Vì thế hãy để cho con khóc. Việc mình kệ cho con khóc thực ra ko phải là hành động dã man, mà thực chất là một việc làm tôn trọng cảm xúc của con. Thử tưởng tượng bạn đang rất cáu với chồng, nhưng bạn cứ định xả ra là anh ý lại bịt miệng bạn lại xong quát tháo ầm ĩ ko cho bạn nói, thì bạn có tức giận, có tủi thân hơn không? Vậy nên khi con cần khóc, hãy để cho con khóc, cho con xả cơn tức của mình đã. Ở tuổi này mình không để con khóc bao nhiêu thì khóc nữa. Vì như vậy vừa xả hết cơn tức vì bố mẹ ko theo ý mình xong sẽ lại tức tiếp vì bố mẹ bỏ rơi. Mình thường kệ con khóc 1 lúc đến khi con có vẻ bình tĩnh lại 1 chút. Có thể vẫn khóc nhưng tiếng khóc không gay gắt, thét lên nữa. Mình có thể ngồi cạnh con trong lúc con khóc nếu mình đủ kiên nhẫn và bình tĩnh, nhưng cũng có lúc mình để con ngồi một mình vì bản thân mình cũng mất bình tĩnh hay bắt buộc phải đi làm việc khác, nếu ở đó thêm chỉ thêm tức. Khi con bình tĩnh lại 1 chút, mình thường ôm con vỗ về. Lúc này My toàn xà vào lòng mẹ thôi thương lắm ý, mà cũng nín khóc rất nhanh. Tuy nhiên bố mẹ phải đồng nhất, nếu trước đó ko đồng ý bế con thì sau khi con khóc cũng ko bế, việc ôm con chỉ là an ủi để con vượt qua được cảm xúc của mình, chứ ko phải là ôm con rồi lại chiều con, đi ngược lại quyết định của mình trước đó. 4. Bố mẹ cũng có thể sáng tạo như bày trò chơi liên quan đến việc trẻ từ chối làm. Ví dụ như thi xem ai chạy đến chỗ bố nhanh hơn, vừa đi cầu thang vừa hát, etc. Làm cho việc đó thú vị hơn. Tuy nhiên theo mình thấy thì cách này chỉ có tác dụng tạm thời, trong 1 vài trường hợp khẩn cấp như cả nhà đang đi giữa đường hay ở chỗ đông người. Còn về lâu dài không có tác dụng điều chỉnh hành vì và giúp bé xử lý cảm xúc của mình.   5. Bố mẹ phải chọn cuộc chiến nào để chiến đấu choose your battle  Bố mẹ phải học cách tôn trọng con ngay từ khi con còn rất nhỏ. Có thể con chưa nói được hết mong muốn của mình và còn cần sự giúp đỡ của ng lớn rất nhiều, nhưng mỗi bé đã là một cá thể độc lập và đã có suy nghĩ, quyết định riêng của mình. Có thể những suy nghĩ đòi hỏi chả có lý do gì hợp lý cả, nhưng trong đầu con đó lại là những điều chính đáng. Ngược lại bố mẹ cũng ko thể áp đặt mọi mong muốn của mình lên con, bắt con làm theo ý mình mọi trường hợp mọi hành động như một cỗ máy được. Thế nên khi con đòi hỏi, hãy dành 2 giây xem đòi hỏi này mà mình đáp ứng liệu có ok ko, những thứ nhỏ nhặt mà có thể giúp con vượt qua giai đoạn “khó khăn” thì hãy giúp con (nên nhớ con đột nhiên bám bố mẹ vì con đang cảm thấy hoang mang về 1 vđề j đó). Còn những việc mình thấy ko đáp ứng được, hãy cương quyết và nhất quán. Nếu hôm nay bạn ko theo ý bé, hôm sau lại theo, tình trạng mè nheo ăn vạ sẽ càng ngày càng kéo dài.  Ví dụ mình đồng ý bế My 3 bậc từ hiên nhà xuống sân không vấn đề gì, nhưng My đòi bế đi lên đi xuống cầu thang thì mình nhất định không đồng ý. Ngày đầu mất 15’ mới đi được từ trên gác xuống, hết từ thủ thỉ tâm tình,rồi khóc lóc ăn vạ, xong mãi cũng trườn được xuống tầng 1. Ngày thứ 2 thương lượng My đi được tới chiếu nghỉ rồi mẹ bế xuống ok. Ngày thứ 3 vẫn đòi bế nhưng mẹ nhắc lại hôm qua My tự đi được mà, thế là sau 3 lần đòi ko được chuyển sang mẹ dắt. Ngày thứ 4 thì mẹ chưa kịp ra đã thấy trườn xuống nhà trước rồi  Tạm thế, khủng hoảng sẽ đc update vào kì sau