Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Các món ăn dặm có thể cất trữ đông lạnh, để tủ lạnh được bao lâu?

Bên cạnh việc làm phong phú thực đơn ăn dặm của con mỗi ngày để kích thích bé ăn ngon miệng, việc bảo quản đồ ăn dặm đúng cách cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, đồng thời giúp cơ thể trẻ hấp thụ tối đa nguồn dưỡng chất. Liệu mẹ đã biết rõ “tuổi thọ” của

Bên cạnh việc làm phong phú thực đơn ăn dặm của con mỗi ngày để kích thích bé ăn ngon miệng, việc bảo quản đồ ăn dặm đúng cách cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, đồng thời giúp cơ thể trẻ hấp thụ tối đa nguồn dưỡng chất. Liệu mẹ đã biết rõ “tuổi thọ” của các món ăn dặm khi được cất trữ đông lạnh (ngăn đá) hay để tủ lạnh (ngăn mát) chưa?     1. Thời hạn bảo quản các món ăn dặm cho bé 1.1. Thịt lợn, thịt bò - Khi bảo quản trong ngăn mát: nên giữ ở nhiệt độ dưới 5 độ C, hạn sử dụng là trong vòng 2 ngày. - Khi bảo quản trong ngăn đá: nên bảo quản thịt ở nhiệt độ dưới -18 độ C. Điều kiện giữ lạnh này có thể bảo quản thịt trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh khuyến cáo mẹ chỉ nên để bé dùng thịt trữ ngăn đá trong vòng 7 ngày. 1.2. Cá, hải sản, thịt gia cầm - Khi bảo quản trong ngăn mát: nên giữ ở nhiệt độ dưới 5 độ C, hạn sử dụng là trong vòng 1 ngày. - Khi bảo quản trong ngăn đá: có thể để trong 3 tháng. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên cho bé dùng những thực phẩm này bảo quản đông đá từ 4 - 5 ngày.     1.3. Rau củ, trái cây - Đối với các loại rau cho lá: mẹ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ rửa khi chế biến thức ăn dặm cho bé. Thời gian sử dụng từ 2 - 4 ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng. Các loại củ có thời gian bảo quản lâu hơn, thời gian mẹ có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh lên đến 10 ngày. - Khi đã nấu chín và nghiền nát rau củ: mẹ cần lưu ý làm lạnh ngay sau khi nấu xong. Tiếp đến, để riêng các loại rau củ rồi chia nhỏ vào từng ngăn ô rồi cho trẻ dùng dần. Thức ăn dặm đã nấu chín, mẹ có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh dưới -18 độ C và sử dụng từ 2 - 3 tuần. - Khi chế biến các món ăn dặm từ nấm: mẹ có thể cho vào túi giấy và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 5 ngày. Trước khi nấu, mẹ cần rửa thật sạch. - Trái cây: nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh theo thời gian nhất định. Cụ thể với 1 số loại trái cây thông dụng cho bé ăn dặm như sau: + Chuối: 1 - 2 ngày + Dâu tây: 2 ngày + Bơ: 3 ngày + Mãng cầu: 3 ngày + Nho: 5 ngày + Kiwi: 7 ngày + Táo: 2 tuần - 1 tháng   2. Cách rã đông thực phẩm làm thức ăn dặm cho bé Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm, mẹ nên rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc cho vào hộp kín rồi để dưới vòi nước chảy. Hoặc, mẹ cũng có thể rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng và chế biến thức ăn dặm cho con ngay sau đó. Lưu ý: Không rã đông ở nhiệt độ phòng (đặc biệt là các loại thịt, cá, hải sản) nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.   3. Một số lưu ý quan trọng dành cho mẹ     - Chú ý dán giấy và viết ngày làm thực phẩm và tên thực phẩm vào từng khay/túi. Điều này sẽ giúp mẹ nhớ loại đồ ăn và để ý hạn sử dụng để không bị quên do công việc quá bận rộn. - Một khi đã rã đông thì không nên tiếp tục bảo quản thức ăn nữa. - Chú ý quan sát các thực phẩm đã bảo quản để phát hiện trường hợp thức ăn biến chất, đổi màu, có mùi khó chịu. Nếu sờ thực phẩm thấy nhớt hoặc cảm giác bị hư hỏng cần loại bỏ ngay. - Nên thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, khay đựng và không dùng lại túi zipper để tránh vi khuẩn lây lan và phát triển. - Không sử dụng những sản phẩm thủy tinh để bảo quản trong ngăn đá vì sẽ dẫn đến tình trạng nứt chai, lọ và gây nguy hiểm. *** Rõ ràng, việc để tủ lạnh, trữ đông đồ ăn dặm cho con rất thuận tiện, đặc biệt là với những mẹ không có nhiều thời gian mua đồ tươi sống hay chế biến từng bữa hàng ngày. Các mẹ hãy áp dụng những phương pháp bảo quản đồ ăn dặm này một cách thật khoa học nhé!