Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn và những điều cần chú ý

Hiện nay, đa phần các bé sơ sinh khi chưa rụng rốn thường được “tắm dịch vụ” mỗi ngày, nghĩa là các mẹ thường hơi e dè, sợ tắm cho con không chuẩn nên mới thuê các chuyên viên tắm bé đến tắm cho con mình. Nhưng nếu mẹ không đủ điều kiện để thuê các chuyên viên tắm bé đến tận khi bé rụng rốn thì sao?

Hiện nay, đa phần các bé sơ sinh khi chưa rụng rốn thường được “tắm dịch vụ” mỗi ngày, nghĩa là các mẹ thường hơi e dè, sợ tắm cho con không chuẩn nên mới thuê các chuyên viên tắm bé đến tắm cho con mình. Nhưng nếu mẹ không đủ điều kiện để thuê các chuyên viên tắm bé đến tận khi bé rụng rốn thì sao? Trong trường hợp này, mẹ nhất định phải học cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng chuẩn thôi. Bài hướng dẫn dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết để giúp mẹ tự tin tắm cho con yêu của mình!     Nguyên tắc tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn - Vệ sinh: Nước tắm, dụng cụ tắm phải thật sạch. - Giữ ấm: Phòng tắm phải kín, tránh gió lùa và đủ ánh sáng. - Người tắm trẻ: Cắt móng tay và rửa tay sạch.   Chuẩn bị tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn - Hai chậu nước sạch: Một chậu dùng để tắm gội, một chậu dùng để tráng lại. - Nước tắm phải ấm, nhiệt độ từ 35 - 37°C, tùy theo thời tiết và tình trạng của trẻ. - Một khăn tắm lớn, một khăn bông vừa, ba khăn vải mềm, bông hoặc gạc mềm. - Sữa tắm gội toàn thân, kem dưỡng ẩm. - Nước muối sinh lý (dùng để chăm sóc mắt. mũi , hay rốn trẻ khi cần thiết). - Đồ mặc cho bé.     Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn Bước 1: Lau sạch vùng sinh dục rồi đến vùng hậu môn trước khi tắm cho bé. Bước 2: Cởi bỏ toàn bộ quần áo, mũ, bao tay, bao chân của bé, sau đó quấn bé trong một khăn tắm sạch, ấm. Bước 3: Bế bé trên tay đúng tư thế: cánh tay mẹ đỡ lưng bé, bàn tay mẹ đỡ đầu bé. Bước 4: Rửa mặt theo thứ tự: mắt, mũi, tai, mồm. Một bàn tay nâng đầu và thân bé cao hơn chân bé. Nhúng khăn vải vào nước sạch, vắt nhẹ để cho khăn vẫn còn ướt, dùng 2 góc khác nhau nhẹ nhàng lau hai mắt từ khóe mắt trong ra ngoài đuôi mắt, xoay hai góc còn lại lau lần 2. Xả khăn lại lau mặt từ giữa dọc theo mũi ra hai bên tai, tránh đưa sâu vào trong tai, lau kỹ vùng vành tai ngoài, vùng sau tai và nếp gấp cổ.     Bước 5: Gội đầu: Làm ướt tóc. Cho sữa tắm gội vào khăn vải thứ nhất, đánh bọt và thoa đều lên tóc bé. Nhúng khăn vải thứ 2 vào chậu nước sạch, vắt nhẹ và xả sạch đầu. Dùng khăn vải thứ 3 lau khô đầu bé. Lưu ý: Nếu trời lạnh, nên rửa mặt trước, tắm thân mình, quấn khăn giữ ấm trẻ, rồi gội đầu sau và lau tóc bé cho thật khô và đội mũ để giúp bé khỏi bị mất nhiệt. Bước 6: Tắm từng phần thân còn lại: - Tắm phần trên của trẻ: Cho một ít sữa tắm gội toàn thân vào khăn vải thứ nhất, xoa vào phần trên cơ thể từ cổ, ngực, đến nách, cánh tay, bàn tay, ngón tay và lưng. Sau đó, dùng khăn vải thứ 2 nhúng nước xả sạch. Lau khô với khăn vải thứ 3. Quấn phần trên của trẻ lại bằng khăn bông.                         - Tắm phần dưới của trẻ: Cũng như tắm phần trên, nhưng phải tránh làm ướt cuống rốn. Nếu rốn bị ướt, nên dùng khăn sạch thấm khô. Bước 7: Lau khô toàn thân bé. Xoa một lớp sữa dưỡng ẩm lên toàn thân và mát-xa nhẹ nhàng để sữa thấm vào da. Bước 8: Mặc quần áo cho bé. Chỉ mang bao tay và tất khi bé chưa đầy tháng (lộn mặt phải vào trong để các sợi vải không siết vào ngón tay, ngón chân của bé). Bước 9: Vệ sinh vùng rốn cho bé. Bước 10: Vệ sinh mắt, mũi, tai cho bé.     Lưu ý khi chăm sóc vùng rốn cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn - Khi tắm cho bé, mẹ tránh để nước ướt phần rốn của bé. Thông thường, rốn sẽ tự rụng 1-3 tuần sau khi bé chào đời, trong thời gian này, mẹ cần hết sức vệ sinh an toàn rốn cho bé để tránh trường hợp rốn bị nhiễm khuẩn. - Sau khi tắm cho bé xong, mẹ dùng tăm bông hút khô phần nước bám vào rốn bé. Dùng bông để lau rốn, mẹ cần lau sạch và không được lau đi lau lại một cây bông duy nhất. - Mẹ hãy kiểm tra kỹ và chắc chắn phần rốn khô ráo hoàn toàn trước khi mặc quần/áo che phủ phần này. Khi mặc tã cho bé, mẹ chú ý để phần tã nằm dưới rốn của bé để tã không bít kín rốn gây hầm, bí. - Việc tắm cho bé không làm ảnh hưởng đến tốc độ rụng của rốn cũng như tốc độ lành da của vết rụng, mẹ không cần quá lo nhé! - Đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu thấy có bất kỳ biểu hiện nào như rốn bé có dịch ướt, rốn có mùi hôi, chảy máu hay mủ… - Không bôi bất kỳ loại kem dưỡng, thuốc dân gian nào lên rốn của bé.   Có thể mẹ quan tâm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn và những điều cần chú ý Tổng hợp các dịch vụ tắm bé sơ sinh tại nhà uy tín ở Hà Nội Các loại lá tắm truyền thống phổ biến dùng cho trẻ sơ sinh Những sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ